6. Người bị trầm cảm rất dễ bị kích động

Người bệnh trầm cảm thường sẽ rất nhạy cảm, họ có thể thay đổi cảm xúc bất thường, hay cáu gắt, nổi giận với những người bên cạnh, ngay cả người yêu của họ. Theo bác sĩ tâm lý, nếu nhận thấy người bệnh bắt đầu có những lời nói hoặc hành vi làm tổn thương đến đối phương, bạn nên bình tĩnh và đừng phản ứng quá gay gắt với họ. Ngược lại hãy cố gắng nhẹ nhàng và an ủi để họ có thể ổn định lại cảm xúc của mình.

Nếu người bệnh vẫn không thể kiểm soát được cảm xúc của mình thì tốt nhất bạn chỉ nên im lặng. Sau khi các cơn nóng giận, cáu gắt của họ qua đi và dần trở lại trạng thái bình thường thì bạn có thể ngồi xuống nói chuyện lại với họ. Bác sĩ tâm lý khuyến nghị, hãy dành những lời nói yêu thương và thể hiện tình cảm của mình để giúp họ cảm thấy thoải mái và dẫn hiểu được những hành động sai lệch của mình.

7. Họ rất nhạy cảm với hành động và cảm xúc của người khác

Người mắc bệnh trầm cảm quan tâm rất nhiều đến những người xung quanh. Bác sĩ tâm lý cho biết, họ có thể chú ý đến những cảm xúc, suy nghĩ, lời nói, hành động và cách nhìn nhận của người khác về mình và cả những người mà họ yêu thương. Thậm chí có nhiều khả năng họ còn dành cho bạn sự quan tâm quá mức cần thiết.

Do đó, bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, cách tốt nhất để duy trì một tình yêu bền vững với người bệnh trầm cảm đó chính là hãy cho họ biết được bạn đang cần và không cần điều gì. Hãy bắt đầu tạo ra những ranh giới tôn trọng nhất định, cụ thể và ý tứ giữa cả hai.

Đồng thời, đừng ngại hỏi rằng họ đang mong muốn điều gì và cần gì ở bạn. Bạn cũng nên cho họ biết rằng bạn luôn lắng nghe và cố gắng đáp ứng những mong muốn đúng đắn của họ. Bạn nên hiểu rằng, không có mối quan hệ nào tốt đẹp hơn dựa trên sự giao tiếp lành mạnh và có những ranh giới phù hợp.

8. Người bệnh luôn cần được đối xử công bằng và tôn trọng

Hiện nay, mọi người đã dần được tiếp cận nhiều hơn với những kiến thức về trầm cảm. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý cho biết, vẫn có không ít các trường hợp người bệnh đối diện và phải liên tục chịu đựng sự phân biệt đối xử của chính người thân và cả xã hội. Việc đối xử một cách bất công với người bệnh trầm cảm không thể giúp bạn trở nên tốt hơn và ngược lại càng khiến cho tình trạng bệnh của họ tiến triển theo chiều hướng nghiêm trọng.

Theo bác sĩ tâm lý, nếu đã chấp nhận yêu một người đang bị trầm cảm thì việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là tôn trọng họ. Hãy đối xử với họ một cách công bằng như bao người, đây chính là cách xoa dịu họ trước những ảnh hưởng của xã hội.

Tôn trọng ở đây có nghĩa là bạn cần phải nhìn nhận con người của họ, đừng chỉ dừng lại ở việc chấp nhận căn bệnh của họ. Hãy cố gắng tìm và tuyên dương những điều tốt đẹp ở họ, bạn sẽ thấy bản thân được nhận lại nhiều hơn những gì mà bạn cho đi.

9. Họ hoàn toàn có khả năng cho và nhận yêu thương

Mỗi con người đều tồn tại khả năng cho và nhận tình yêu thương từ bất kì ai và những người mắc bệnh trầm cảm cũng không nằm trong số ngoại lệ. Vì thế, bác sĩ tâm lý cho biết, nếu bạn mong muốn họ đối xử với mình thế nào thì trước tiên hãy học cách đối xử như thế với chính họ. Bạn cần hiểu rằng, căn bệnh trầm cảm không cướp đi khả năng yêu thương của họ, họ vẫn có quyền được yêu thương và biết cách trao yêu thương cho người khác.

Nếu chọn yêu một người bị bệnh trầm cảm, hãy mang thật nhiều yêu thương đến với họ, bạn sẽ nhận thấy họ dành cho bạn nhiều hơn những gì mà bạn mong đợi. Mặc dù đang đối mặt với những cảm xúc tồi tệ nhất nhưng họ vẫn có những niềm vui, sự đồng cảm. Vì thế, hãy luôn nhớ rằng, trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương.

Xem chi tiết bài viết tại đây nhé mọi người: https://sns.org.vn/nhung-loi-khuyen-tu-bac-si-tam-ly-khi-yeu-nguoi-bi-tram-cam-phan-2-%7C-safe-and-sound