Bà mẹ chồng cay nghiệt luôn giày vò con dâu, nhưng giờ phút cuối trước khi chết, câu nói của bà đã khiến nhiều người trầm lặng.



Tiểu Lan lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ không hòa thuận, bà nội thì khắc nghiệt, khiến một đứa trẻ như cô muốn chạy trốn khỏi nơi đó. Nhưng mỗi lần nghĩ đến hình ảnh mẹ nó chịu ấm ức suốt bao năm, Tiểu Lan lại hừng hực mong muốn được bảo vệ mẹ. Tuy nhiên, tuổi còn nhỏ không thể làm được gì cả, cô chỉ biết trốn vào một góc và chứng kiến mọi chuyện xảy ra.



Câu chuyện xảy ra khi nó chưa đầy 4 tuổi , hồi ức đau lòng đó gắn chặt với máu và nước mắt của mẹ, nó luôn khắc sâu trong tâm trí của Tiểu Lan.



Năm 24 tuổi, bố cô là kế toán của thôn nên được phái đi đến thôn Sơn Lâm để bàn bạc chuyện chặt phá gỗ. Vừa hay, mẹ cô lại sinh ra ở vùng này. Trưa đến, bố nó lại dừng chân nghỉ và ăn cơm tại nhà mẹ cô, trong con mắt của bố thì mẹ cô là một người phụ nữ đảm đang và chăm chỉ, hai người phải lòng nhau và kết hôn không lâu sau đó.



Mẹ cô rất yêu bố cô, đối với bà, đó là người đàn ông đầu tiên và cũng là người đàn ông cuối cùng trong cuộc đời. Đó là người đưa mẹ cô thoát ra khỏi vùng đất nghèo khó ấy, mẹ cô cảm kích vô cùng và càng yêu chồng hơn. Vì vậy, cái thời khắc mẹ cô theo bố cùng bước vào ngôi nhà này, mặc dù bà nó có thái độ không ưa, mẹ cô vẫn cố kìm nén rơi nước mắt, chịu đựng nơi mà mẹ cô phải sống cả đời này.



Năm đó, vào vụ mùa, hàng ngày đều phải lao động kiếm tiền rồi mới có cơm ăn. Sự phân công công việc giữa phụ nữ và đàn ông khác nhau, tất nhiên công việc phân công cho phụ nữ sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng đổi lại lương lại thấp hơn so với đàn ông. Để kiếm nhiều tiền, bà nội cô đặc biệt quan tâm, chăm sóc tiểu đội trưởng và sai mẹ cô đi làm việc của đàn ông. Công việc nặng nhọc này ngay cả đàn ông con trai cũng làm không nỗi chứ huống hồ gì là thân phụ nữ. Bà nội cô nói rằng: “Nó xuất thân từ vùng nghèo khó, vốn lao động nhiều nên chút việc này đối với nó không là gì đâu”.



Cứ như thế, mẹ cô thường làm những công việc vốn dĩ thuộc về đàn ông. Mỗi ngày về nhà, nhìn thấy cảnh các chú, các cô của Tiểu Lan đang ngồi hút thuốc, nói chuyện, mẹ cô mệt mỏi cầm bát lấy cơm thì bị bà nội nói với giọng đay nghiến: “cơm của cô ở chỗ này này!”, nói rồi đưa cho mẹ cô một bát cơm nhỏ. Lúc đó, mẹ cô đau lòng vô cùng. Lúc chuẩn bị lấy bát cơm thứ hai, bà nội cô vội vàng giành cái nồi cơm lại: “Cô có biết thể diện không hả, các em còn chưa ăn no, cô còn đi tranh miếng cơm với trẻ con hả? Kiếp trước cô chưa từng được ăn cơm sao?”. Từ đó về sau, mẹ cô không dám ăn đến bát cơm thứ hai, chỉ được phép ăn một bát nhỏ, không dám ăn thêm.



Càng ấm ức hơn, có hôm mẹ cô về nhà muộn, bà nội ăn cơm xong liền cho nồi cơm ngâm vào nước, không để phần cơm cho mẹ cô, bà chỉ còn biết ngậm ngùi uống nước cho no bụng, thế nhưng như vậy làm sao có thể giúp mẹ cô chống lại cơn đói bụng chứ. Thế nên mỗi tối mẹ cô chỉ biết nằm lau nước mắt và thức đến khi trời sáng. Cứ chịu đói mà làm việc nặng như vậy, lúc về nhà còn phải làm hết việc nhà, mẹ cô mệt rã người. Nhiều lần vì đói mà mẹ cô bị ngã ngoài đồng, sau đó được người xung quanh đỡ dậy, bà lại uống chút nước rồi tiếp tục công việc nặng nhọc đó. Ấy thế mà, bố của Tiểu Lan mặc dù chứng kiến mọi việc nhưng vẫn không có ý kiến gì cả, vẫn lạnh lùng không giúp đỡ mẹ cô.




Từ khi về nhà chồng, mẹ cô luôn phải chịu đựng muôn vàn tủi nhục



Tiểu Lan không hiểu tại sao bà nội lại căm thù mẹ cô sâu sắc đến thế, thậm chí cô còn có ý nghĩ rằng có phải kiếp trước mẹ cô đã đào nhầm phần mộ của nhà bà nội hay không nên kiếp này bà nội mới tìm mẹ cô trả thù như thế. Hoặc là bà mất chồng sớm nên mọi uất ức, căn hận mới đổ lên hết người mẹ cô vậy. Bà nội đúng là một người phụ nữ ác độc, dù gì mẹ cô cũng là phụ nữ, sao bà nó lại có thể lạnh lùng mà đối xử tàn nhẫn với mẹ cô thế được chứ?



Sau này, Tiểu Lan mới hiểu ra rằng là do bà nội chê con dâu xuất thân nghèo đói, không xứng đôi với bố cô, nhất là sau khi kết hôn không lâu thì bố có công việc yên ổn, thường xuyên phải đi công tác xa nhà nên bà nội luôn nuôi ý nghĩ dày vò để đuổi mẹ cô ra khỏi nhà.



Tiểu Lan không hiểu tại sao bà nội cô lại đối xử tàn nhẫn với mẹ cô như thế



Có một lần, mọi người cùng làm việc tập thể, mấy người phụ nữ cùng trồng trọt trên cùng một mẫu ruộng, mà mẹ cô lại chọn phần đất dễ trồng hơn. Lúc mẹ cô dừng lại nghỉ lưng một chút, có một người phụ nữ đứng trong sân nói vọng ra: “Người đàn bà chết tiệt, đúng là đồ lười nhác, không thấy bọn đây người nào cũng làm mệt hết sức à? Cùng nhóm với đồ lười nhác như cô thật là đen đủi cho bọn này”. Sau đó, mẹ cô chỉ nói một câu: “Thế thì tôi nhường cho chị này!”. Thật không ngờ, câu nói đấy được xem như câu đối đầu và sau đó là một trận đánh nhau tơi bời.
Mãi đến lúc trời tối đen như mực, mẹ cô về nhà, bà nội ngồi giữa phòng khách, sắc mặt dữ tợn, ngồi bên cạnh là người đàn bà lúc chiều mắng mẹ cô, ngoài ra còn có mấy người nữa ở sân, nhất định là bọn họ đến để tố cáo.



Quả nhiên là vậy, bà nội lên giọng dằn dữ: “Nhắc nhở cô vài câu thì cô liền cãi lại trăm câu, đúng là đồ vô giáo dục. Hôm nay, trước mặt mọi người, tôi sẽ dạy cho cô biết cách để làm con dâu luôn. Sao bình thường nhẫn nhục lắm mà hôm nay lại dám đối đầu thế, tôi mắng cô, cô mắng lại xem nào, cô thử cãi lại xem tôi có dám xé rách miệng cô không nào”.


Nói rồi, người bà ác độc kia đến ngay trước mặt mẹ Tiểu Lan, nhanh như cắt bà nắm lấy miệng mẹ cô và xé rách, hành động của bà ta nhanh quá khiến mẹ cô không kịp phản kháng, muốn lùi cũng không lùi được, muốn trốn cũng không trốn được. Máu từng giọt từng giọt rơi xuống đất, chứng kiến cảnh đấy khiến bao nhiều người vừa ghê sợ vừa thương xót.



Vết thương đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần khiến mẹ cô rơi vào tuyệt vọng, trải qua bao nhiêu nỗi khổ cực như vậy mẹ cô trở nên trầm cảm, đối với chuyện gì cũng luôn có tâm lý sợ hãi. Không ai nghe thấy tiếng khóc trong lòng của mẹ, cũng không ai có thể làm lành vết thương mà mẹ cô phải chịu. Thật sự không ai có thể cứu mẹ cô, chỉ biết dựa vào bản thân bà ấy mà thôi.



Sự tàn nhẫn và độc ác của bà nội, sự ức hiếp của những người trong sân, ở cái nơi không có chút tình người này, mẹ cô hoàn toàn có thể chọn cách rời khỏi, nhưng bà lại không làm thế. Mặc dù mẹ cô chưa từng đọc sách, nhưng tình yêu thương và lòng chung thủy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người phụ nữ ấy rồi. Những ngày sống không có bố, mẹ cô phải mạnh mẽ chịu đựng mọi thứ, có khóc cũng chỉ dám khóc thầm.



Kết hôn đã hai năm nhưng mẹ cô vẫn chưa có thai, bà nội vẫn tiếp tục giày vò, mắng nhiếc. Tiểu Lan nhớ như in giọt lệ đau đớn của mẹ cô khi kể về những ngày tháng khổ cực như thế, nỗi đau không gì có thể diễn tả được. Bà nội đã dẫm đạp lên lòng tự trọng và nhân phẩm của mẹ cô.



Sau này mọi người mới biết được việc không thể mang bầu không phải là do mẹ cô mà là do bố, thế nhưng người bà độc ác ấy vẫn đổ hết lên đầu con dâu.



May mắn thay, bốn năm sau, cuối cùng mẹ cô cũng mang thai. Những tưởng bà nội sẽ bớt giày vò nhưng bà ta vẫn không chút quan tâm, thương yêu đứa cháu đầu lòng của mình. Mẹ cô vẫn phải trải qua những ngày cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thậm chí ngay cả mang thai đến tháng cuối cùng rồi vẫn phải làm những việc nặng nhọc.


Nếu chỉ là những giày vò đơn giản của mẹ chồng thì mẹ cô vẫn chịu đựng được, chẳng phải là chịu đựng được bao nhiêu năm qua rồi sao, hơn nữa giờ còn có con cái, có khổ thế nào mẹ cô cũng chịu được. Nhưng đáng nói ở đây là bố lại phản bội khiến mẹ cô đau khổ tột cùng.



Bao nhiêu năm nay, bố cô luôn sống và làm việc ở thành phố khác, chỉ đến Tết mới về nhà được mấy ngày. Mẹ cô thì luôn cho rằng ông ấy bận việc, không dám làm phiền chồng, cũng không dám đưa ra yêu cầu phải chia sẻ này nọ cùng bà. Mẹ cô dành hết tình yêu thương cho chồng như thế, nhẫn nhục hết mọi giày xéo, giờ có con cái rồi, vậy mà người chồng ấy vẫn nhẫn tâm rời bỏ.



Những năm 80, anh trai Tiểu Lan được 4 tuổi thì cô ra đời. Bà nội vừa nhìn thấy con gái liền tỏ thái độ căm ghét, đến cả cái ôm dành cho Tiểu Lan cũng không.



Lúc Tiểu Lan được 1 tuổi, mấy năm rồi mẹ cô chưa về nhà ngoại, hôm đó nghe nói ông ngoại Tiểu Lan bị bệnh rất nặng, mẹ cô lòng như lửa đốt, muốn nhanh chóng về nhà ngoại. Thế là ngay trong đêm đó, mẹ cô đến bên giường của bà nội, trước tiên là nói với bà muốn về nhà mấy ngày, hai là muốn xin mẹ ít tiền xe để về. Mặc dù bố cô là cán bộ nhà nước, tiền lương mỗi tháng mười mấy tệ nhưng bố nó lại gửi cho bà nội hết, người đàn ông vô tình ấy chưa từng gửi cho mẹ cô một đồng tiền sinh hoạt.



Lúc mẹ cô cõng Tiểu Lan đứng trước giường bà nội, nhẹ nhàng xin tiền, bà nội liền xoay người, không thèm nhìn mẹ nó. Dường như hơn nửa thế kỉ nay, mẹ cô đều dùng giọng thấp hèn như vậy để nói với mẹ chồng: “Mẹ à, ngày mai con muốn về thăm nhà, con còn phải đưa hai đứa nhỏ đi theo nữa, mẹ cho con ít tiền xe ạ!”. Bà nội vẫn không có chút phản ứng gì, mẹ cô biết bà nội đang thức, chỉ là không muốn đưa tiền thôi.



Lúc này, Tiểu Lan đã ngủ ngon trong vòng tay ấm áp của mẹ, không khí trở nên tĩnh lặng đến nỗi mẹ cô còn nghe thấy được cả hơi thở của mình. Một hồi lâu sau, mẹ cô quỳ xuống trước giường bà nội: “Mẹ ơi, mẹ đưa con ít tiền đi ạ!”. Nghe thấy câu nói đó, bà nội liền ngồi dậy, đay nghiến chỉ vào mũi của mẹ cô: “Tôi không có tiền”, sau đó lấy chân đạp mẹ cô ngã xuống đất, bà lại ngồi dậy và quỳ đầu giường. Cứ như thế, mẹ cô quỳ suốt cả đêm không ngủ.



Gà gáy, biết không bà nội nhất quyết không đưa tiền, mẹ cô liền vội vàng lên đường về nhà. Lúc dựa vào giường, từ từ đứng dậy, mẹ cô vẫn muốn thử lại một lần nữa nhưng rồi bà lại không cho phép lòng tự trọng và nhân cách của mình bị chà đạp dưới chân người phụ nữ kia.



Mẹ cô tay thì dắt anh trai cô, lưng thì cõng Tiểu Lan và ba mẹ con cùng lên đường, khi đến nơi thì trời đã tối đen như mực. Chỉ vì không có mấy đồng tiền xe mà mẹ cô phải đi bộ suốt quãng đường mất mười mấy tiếng đồng hồ.



Khi bế Tiểu Lan xuống, miệng mũi cô xanh xao, tím ngắt, mặt trắng bệnh tưởng chừng như không còn chút hi vọng nào nữa. Mẹ cô run rẩy chân tay chạm vào lỗ mũi của nó, xem còn thở nữa không, may mắn thay là hơi thở của nó còn hơi ấm. Nhưng sau đó mẹ cô lại phát hiện ra một chuyện thật kinh khủng, do cõng Tiểu Lan trên lưng thời gian dài,cộng với việc nó lắc lư bên này qua bên kia, mẹ cô phải dùng dây để buộc, vì vậy cánh tay của Tiểu Lan có một vết sẹo đỏ. Nhìn cô lúc đó, thật khiến người ta đau lòng đến nhường nào, mẹ cô càng đau lòng đến gấp bội.



Anh em Tiểu Lan càng ngày càng trưởng thành, bà nội cô ngày càng già yếu. Không biết từ khi nào bà nội lại bớt cay nghiệt hơn trước, chắc là do già rồi cũng nên!



Năm Tiểu Lan 20 tuổi, bà nội bị bệnh nặng và mọi thứ đều do một tay mẹ nó phụ trách hết, từ rót nước, đút cháo cho đến đi đổ nước tiểu. Vốn dĩ Tiểu Lan phải vui mừng mới đúng, nhưng cô lại thấy đau lòng, nó hỏi mẹ: “Mẹ có hận bà nội không ạ?” Mẹ cô trả lời: “Nói thật, mẹ hận lắm chứ, nghĩ lại tất cả những gì mà bà đối xử với mẹ, mẹ thật sự…Bao nhiêu năm khổ cực như thế, mẹ làm sao quên được. Giờ đến lúc mẹ giày vò bà ta rồi”. Khi nói những lời này, mẹ nó thậm chí còn nghiến răng nghiến lợi. “Có một lần, mẹ đã bỏ thuốc chuột vào bát canh của bà con, nhưng khi bước đến cửa lại đổ nó đi và đổi bát mới...”



Trước lúc bà mất, Tiểu Lan đứng đó chứng kiến tất cả, bà nội nắm chặt lấy tay mẹ cô,ngập ngừng mãi mới nói ra được mấy từ: “Li…ê…n …à,…m…ẹ….x..i….n…..l…ỗ…i……c…o….n”. Nói rồi, bà nội trút hơi thở cuối cùng, Tiểu Lan còn thấy giọt nước mắt lăn trên má của bà cô. Người ta nói những lời trước khi chết là những lời chân thật nhất, ấm ấp nhất quả không sai. Cho đến mãi lúc từ giã cõi đời, bà cô mới nhận ra những sai trái của mình nhưng đã quá muộn.



Sống trong đời, chúng ta nên đối xử tốt với nhau để trước khi chết chúng ta không phải hối hận, day dứt lương tâm. Đừng để đến lúc không còn nữa mới ăn năn, hối cãi thì đã muộn, vết thương mình gây ra cho người khác đã quá sâu, làm sao có thể lành lại được đây?