Để chọn được đôi giày tốt cho sức khỏe, tránh bị chấn thương khi sử dụng, bạn phải dựa vào rất nhiều yếu tố.

Chọn được đôi giày chạy bộ tốt hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp và hiệu quả luyện tập. Vì vậy không chỉ cần đẹp và ưng ý, mà hãy chọn cho mình đôi giày tốt cho sức khoẻ.

Hãy chọn cho mình đôi giày tốt cho sức khoẻ.

Hãy chọn cho mình đôi giày tốt cho sức khoẻ. Ảnh minh họa

Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn chọn được đôi giày chạy bộ tốt để phòng tránh sự cố chấn thương khi vận động và đạt hiệu suất cao.

Mẹo chọn giày tốt cho sức khoẻ để không chấn thương khi chạy bộ

Khi chọn giày để chạy bộ hay luyện tập thể dục thể thao, luôn phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là thoải mái đến mức tối đa và còn không làm ảnh hưởng đến cơ thể.

1. Không nên chọn theo size giày thường

Giày thể thao, chạy bộ có thể sẽ không cùng kích cỡ với những đôi giày bạn thường di hàng ngày. Vì vậy, bạn không thể căn cứ vào cỡ giày của mình hay đi để chọn giày để chạy bộ.

Do đó, bạn hãy chọn giày tốt cho sức khỏe bằng cách thử vào chân và cảm nhận xem mình có cảm thấy thoải mái hay không, thay vì dựa vào cỡ giày như thông thường.

Một đôi giày tốt cho sức khoẻ khi chạy bộ sẽ đem đến cảm giác chắc chắn mà không gây tê hay bức bối cho chân của bạn. Trong trường hợp mà bạn cảm thấy chân bị gò bó khi đi giày, điều nay chứng tỏ đôi giày này bị quá chật với bạn.

Thông thường một đôi giày chạy bộ vừa vặn, là khi khoảng cách từ ngón chân dài nhất tới mũi giày khoảng một lóng ngón tay. Đây là khoảng trống có thể giúp các ngón chân được hoạt động thoải mái hơn, cũng sẽ không bị chèn ép cho dù chân có bị tăng kích thước khi chạy.

2. Nên mua giày chạy bộ vào buổi tối

Tốt nhất là bạn nên chọn mua giày vào buổi tối, bởi đây là thời điểm mà chân có kích cỡ lớn nhất sau một ngày đi lại, hoạt động nhiều. Sử dụng kích cỡ này sẽ phù hợp hơn cho việc chạy bộ, lý do vì khi bạn vận động, chân sẽ ít nhiều bị tăng kích cỡ.

Trong khi chân sẽ nhỏ nhất vào buổi sáng, nên nếu thử giày vào lúc này có thể khiến bạn chọn lầm kích cỡ, không phù hợp để vận động nhiều như chạy bộ.

3. Đến cửa hàng mua trực tiếp

Nhiều người đang phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ mua hàng online. Điều này thực sẽ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Nhưng nếu mua giày trực tuyến sẽ có thể không được đôi giày tốt cho sức khỏe, nhất là giày chạy bộ.

Chọn được đôi giày tốt cho sức khoẻ giúp bạn không bị chấn thương.

Chọn được đôi giày tốt cho sức khoẻ giúp bạn không bị chấn thương. Ảnh minh họa

Bởi vì khi đến cửa hàng mua trực tiếp, ban có thể thử giày xem có vừa vặn với chân mình hay không. Hơn nữa còn được tư vấn kỹ lưỡng loại giày nào phù hợp độ tuổi, với cường độ luyện tập hay địa hình luyện tập của bạn.

Đặc biệt với trường hợp bạn từng bị chấn thương ở chân hoặc là người bị thừa cân béo phì, thì việc thử giày trực tiếp lại vô cùng quan trọng.

4. Dùng thêm miếng lót giày

Nếu độ êm ái của đôi giày khiến bạn chưa hài lòng, bạn có thể cân nhắc dùng thêm miếng lót giày thể thao sẽ giúp cải thiện được tình trạng này. Vì thực sự với miếng lót giày thể thao tốt, sẽ không chỉ giúp bạn cảm thấy êm chân hơn, mà còn có thể hỗ trợ bạn tập luyện đúng tư thế hơn.

Tuy nhiên trước khi dùng miếng lót, bạn hãy gắn miếng lót vào giày để đi thử trước khi mua giày, bởi vì miếng lót có thể làm sai lệch độ vừa vặn của đôi giày bạn muốn mua.

>> Bài viết xem thêm: Tập thể dục thế nào tốt cho sức khỏe

Lưu ý khi chọn giày tốt cho sức khoẻ

Để chọn cho mình được đôi giày tốt cho sức khoẻ, không chỉ khi luyện tập thể thao, mà trong cuộc sống hàng này bạn cũng cần hạn chế hoặc bỏ ngay kiểu giày dép sau:

1. Hạn chế dùng giày gót nhọn

Rất nhiều chị em phụ nữ thích đi giày gót nhọn để tôn dáng mình được đẹp hơn. Vậy nhưng sử dụng giày dép gót nhọn cực kỳ nguy hiểm, không chỉ dễ bị ngã mà không tốt cho sức khỏe.

Các loại giày cao gót không phải giày tốt cho sức khoẻ.

Các loại giày cao gót không phải giày tốt cho sức khoẻ. Ảnh minh họa

Nếu bạn mang giày gót nhọn, sẽ khiến toàn bộ khối lượng cơ thể bị đổ dồn về phía trước của bàn chân, từ đó dễ dẫn đến tình trạng viêm ở các đốt xương nhỏ dưới ngón chân cái. Ngoài ra còn dễ dẫn đến chứng thoái hóa đốt sống.

Vì vậy khi đi bộ, chạy bộ  bạn cần tránh sử dụng giày gót nhọn. Kể cả với những đôi giày có gót cao hơn 5cm cũng cần cân nhắc, đặc biệt là trong thời gian lâu hơn 2 tiếng đồng hồ.

2. Hạn chế dùng giày đế xuồng

Với phần đế của nó dày, vững và không bị dốc, khiến một đôi giày đế xuồng trông có vẻ sẽ an toàn hơn cho đôi chân của bạn. Thế nhưng thực tế điều này lại hoàn toàn vô hại.

Vì vậy tốt nhất đừng bao giờ chọn loại giày đế xuồng khi bạn đang vội hoặc cần phải di chuyển nhiều.

3. Hạn chế dùng giày vải dáng thể thao đế cứng

Bác sĩ Brenner, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình chia sẻ rằng: "Tôi có rất nhiều người bệnh than phiền rằng họ gặp các cơn đau do viêm mạc gan bàn chân, đau gót hoặc ngón chân khi đi giày dáng thể thao quá nhiều.

Như vậy, những đôi giày vải dáng thể thao thực tế lại không mang lại sự thoải mái hoàn toàn như chúng ta thường nghĩ".

Giày vải dáng thể thao đế cứng có thể trông chắc chắn, thoải mái và năng động. Tuy nhiên nó không thích hợp để bạn mang trong phòng tập, mà nó chỉ phù hợp với các buổi đạp xe thư giãn hoặc các buổi picnic cùng bạn bè.

>> Bài viết xem thêm: Thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe như thế nào?

Tóm lại để chọn giày tốt cho sức khoẻ, nhất là khi chạy bộ hay luyện tập, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố như chia sẻ ở trên để tránh ảnh hưởng sức khỏe nha.

Các link bài xem thêm:

7 công thức nước ép trái cây lành mạnh, tốt cho sức khỏe

 5 công thức nước sốt salad tốt cho sức khỏe, phòng ung thư, bệnh đường ruột