Chứng trào ngược dạ dày rất phổ biến và chắc chắn nhiều mẹ cũng biết căn bệnh này có thể gây khó chịu thế nào rồi đấy.

>> Đọc thêm: Con dâu lấy dầu ăn nhỏ vào tai mẹ chồng, 2p sau con vật lồm ngồm bò ra: Tuyệt đối không vỗ, dùng nhíp

Bố chồng mình đây, ông bị căn bệnh này lâu rồi, nghe bà nói quãng khoảng 20 năm nhưng vẫn chả chữa được nên chịu sống chung với bệnh suốt thời gian qua. Nhiều khi bệnh khó chịu vào ban đêm, khiến ông mất ngủ gầy rạc cả người í.

Thế nhưng thời gian gần đây trông ông khỏe khoắn, da dẻ hồng hào hơn các mẹ ạ. Sau hỏi ra mới biết tầm 1 năm trước thằng em xem tin tức trên một tờ báo và học được cách trị bệnh rất hay. Đó là người bệnh có thể ăn lạc đem hầm kỹ để giảm mấy triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng do chứng trào ngược gây ra.

Thế là mỗi ngày bà đều làm cho ông ăn. Kiên trì 1 thời gian thế mà đỡ hẳn rồi. Ông mừng lắm.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy vì sao ăn lạc hầm kỹ lại tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản?

Lạc là thực phẩm rất giàu dưỡng chất nhưng không phải ai cũng biết nó còn có tác dụng chữa chứng trào ngược dạ dày.

Để làm mon này, bạn cần chuẩn bị bát chén lạc tươi, rửa sạch rồi ngâm nước khoảng 1 tiếng. Sau đó cho lạc vào nồi đun với lửa nhỏ trong khoảng 4 giờ đến khi lạc chín mềm, bở tơi là có thể múc ra ăn.

Sở dĩ món lạc hầm này có tác dụng trị chứng trào ngược dạ dày là vì nó giúp giảm lượng axit pantothenic gây nên, nhờ đó giảm thiểu tình trạng ợ chua, ợ nóng, ăn uống khó tiêu và giúp giảm buồn nôn nhanh chóng.

Ngoài ra, món ăn này còn chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hòa rất tốt cho cơ thể. Chất này còn có thể làm giảm triglyceride và cholesterol trong máu, ngăn ngừa hình thành máu đông và giúp tăng cường trí nhớ.

Ngoài món lạc hầm, người trào ngược dạ dày có thể thay đổi thói quen ăn uống bằng cách tiêu thụ các món như sau:

Cháo nấu bằng các loại hạt

Người bệnh có thể sử dụng các loại hạt lành mạnh như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ hạt chia hay hạt lanh… để nấu cháo ăn. Món này sẽ giúp dạ dày dễ “hoạt động” làm giảm trào ngược dạ dày.

Bánh mì

Đây là món  ăn rất tốt cho người đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Lý do vì bánh mì có khả năng thấm hút tốt, có thể giảm lượng axit trong dạ dày. Nhờ vậy mà chứng ợ chua, ợ hơi, sẽ nhanh thuyên giảm.

Người bệnh có thể ăn bánh mì hàng ngày kèm các thực phẩm khác như rau, thịt. Nên ăn bánh mì ruột trắng và tránh ăn bánh mì được nướng quá kỹ.

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều Probiotic, đây là loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có tác dụng điều chỉnh hệ thống tiêu hóa và giảm khí dư thừa, táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Ngoài ra sữa chua còn có khả năng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tuy nhiên, người bệnh nên ăn sau mỗi bữa ăn, không ăn lúc đói, nên ăn loại sữa chua ít đường sẽ tốt nhất.

Táo tàu sấy khô

Theo Đông y, táo tàu khô có vị ngọt nhẹ, chua thanh rất tốt cho dạ dày. Khi nấu chín, món táo tàu khô có tác dụng bổ máu, an thần, bổ trung ích khí. Khi dạ dạy bị tổn thương do trào ngược, ăn táo này sẽ giúp cải thiện được 1 số triệu trứng khó chịu.

Mỗi tuần người bệnh có thể ăn cháo này từ 3-4 lần, nên ăn khi cháo còn ấm sẽ rất hiệu quả.

Lòng trắng trứng

Nhờ không có bất kỳ chất béo bão hòa hay Cholesterol nào, nên lòng trắng trứng cực kỳ tốt cho dạ dày và bộ phận này không phải tốn nhiều thời gian tiêu hóa chúng.

Người bệnh có thể ăn 3-4 lòng trắng trứng mỗi tuần. Tuy nhiên nên tránh xa lòng đỏ vì có thể gây khó tiêu, ăn nhiều còn bị hại cho tim mạch và dạ dày.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dưa hấu, dưa gang

Đây là 2 loại dưa rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Điều này là bởi trong các thực phẩm này có tính kiềm, hàm lượng nước cao giúp làm dịu dạ dày đang nóng do chứa nhiều axit.

Hơn nữa, lượng chất xơ hòa tan của dưa giúp hỗ trợ tiêu hóa, tránh khó tiêu. Người bệnh có thể ăn hàng ngày nhưng không quá 100g.

Các loại rau, củ, quả

Không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và vitamin dồi dào, ít chất béo, đường giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày. Rau củ quả (bina, súp lơ, cải bắp, khoai tây, củ dền, rau đay,  mồng tơi, bí đỏ, dưa chuột, táo…) còn chứa chất xơ dễ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi và táo bón.

Bột yến mạch

Hàm lượng beta-glucan lớn trong yến mạch chính là loại chất xơ hòa tan có nhiều lợi ích làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu, giúp thúc đẩy vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Hơn nữa, bột yến mạch còn giúp hấp thụ axit trong và giúp giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, nên ăn vào mỗi bữa sáng.

Gừng

Nhờ có tính ấm nên gừng có khả năng giúp trung tiện tốt, vì vậy có thể cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra thực phẩm này còn có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Cách chế biến đơn giản: Lấy 500g gừng tươi cạo sạch, thái lát mỏng rồi đem ngâm trong nước muối 15p sau đó vớt ra để ráo. Đặt nồi lên bếp và đun sôi 250ml giấm táo và cho khoảng 50g đường phèn vào khuấy đều, để nguội tự nhiên.

Cuối cùng đem xếp gừng vào lọ thủy tinh, đổ giấm vào, đậy kín khoảng 1 ngày là có thể ăn được. Người bệnh có thể ăn kèm cơm hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt.

Nguồn: Tổng hợp