Mẹ chồng gặp 'tai bay vạ gió' nhưng người cứu bà lại chính là cô con dâu với cách dùng vài giọt dầu ăn, đúng là rất ngưỡng mộ và đáng học hỏi các mẹ ạ.

Sáng nay, mình vừa đọc được trên báo câu chuyện rất hay. Sẽ rất có ích cho mọi người đấy ạ

Người phụ nữ này là cô Lâm (ở Đài Loan). Vào một ngày mẹ chồng cô bất ngờ la hét vô cùng đau đớn và cho biết tai bà rất đau, thậm chí đau cả lên não. Bà nói với cô Lâm rằng bản thân đang cảm thấy có con gì đó đã chui vào lỗ tai mình.

Nghe vậy, cô Lâm lập tức lấy đèn pin soi vào tai mẹ chồng nhưng soi tới soi lui vẫn không thấy gì bất thường. Lúc đó, mẹ chồng cô lại càng thấy đau đớn hơn và khẳng định rằng trong tai bà nhất định có gì đó.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngay sau đó, cô Lâm đã vào mạng tra cứu, thì đọc được cách hướng dẫn "nhỏ vào giọt dầu ăn vào tai, côn trùng chui vào tai sẽ bò ra". Cô Lâm liền làm thử theo và chỉ khoảng 1 phút sau vô cùng bàng hoàng khi thấy một sinh vật trông như con rết, có chiều dài khoảng 3cm lồm ngồm bò ra khỏi tai mẹ chồng.

Cô Lâm liền đưa mẹ chồng đến gặp bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra, thì được biết ở vách tai, lỗ tai của mẹ chồng cô Lâm đều có vết côn trùng cắn.

Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện mẹ chồng cô Lâm thường có thói quen đặt nhiều cây xanh, bồn hoa gần phòng ngủ, điều này đã vô tình thu hút các loại côn trùng tập trung tới đây.

Hơn nữa, mẹ chồng cô Lâm tối nào cũng xoa dầu thảo dược tự chế vào sau tai, những con côn trùng đã lần theo mùi hương và bò vào, làm tổ trong đó, điều đó đã gây ra hiện tượng đau đớn dữ dội.

May mắn bà được điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến khả năng viêm nhiễm, rất khó chữa và ảnh hưởng đến thính giác và sức khỏe sau này.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm khi bị côn trùng chui vào tai và khuyến cáo cách xử lý như sau:

Trong cuộc sống hàng ngày bất kỳ ai cũng khó tránh khỏi có lúc bị côn trùng chui vào tai như trong câu chuyện trên. Về điều này, bác sĩ Uông Hồng Hợp, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, khuyến cáo khi côn trùng chui vào tai nếu không được gắp bỏ có thể bò sâu vào lỗ tai, gây thủng màng nhĩ hoặc làm nhiễm trùng và viêm tai.

Khi côn trùng chui vào tai, người bệnh cần bình tĩnh xử trí theo các bước sau:

Dùng nước sạch như nước lọc hoặc nước muối đổ vào tai nghi ngờ có dị vật.

Giữ nguyên 10-15 phút để côn trùng c.hết hoặc chui ra khỏi tai.

Tuyệt đối không cố gắng dùng bông tai hay nhíp để lấy côn trùng ra, bởi có thể khiến con vật vào sâu hơn trong lỗ tai, ảnh hưởng tới thính giác.

Nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý các bước tiếp theo…

Ngoài ra, Bác sĩ Đông Y Nguyễn Hữu Trường cũng khuyến cáo, bạn nên nghiêng người về bên lỗ tai có côn trùng, lắc đầu để côn trùng chui ra ngoài. Không được lấy tay đập vào lỗ tai, sẽ rất có hại.

Nếu sau khi lắc đầu rồi mà côn trùng vẫn không chịu chui ra, các nên thực hiện theo những bước sau:

Lấy chai dầu ăn thực vật mà bạn dùng nấu ăn, hoặc chai dầu em bé (dầu khoáng) hay dùng để mát xa em bé.

Nghiêng đầu về bên ngược lại, để bên lỗ tai có con côn trùng hướng lên trên.

Đổ 1 ít dầu vào lỗ tai có côn trùng làm côn trùng sẽ c.hết ngộp.

Côn trùng bị ngộp c.hết sẽ nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi nó ra được rồi thì nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng đi ra để cho dầu chảy ra hết và không cần rửa dầu trong ống tai.

Trong trường hợp côn trùng chui vào tai mà bạn biết chắc nó đã... bất tỉnh, bạn cố gắng lắc đầu mà nó không lăn ra, thì bạn nên đỗ ít nước vào ống tai để lấy nó ra.

Để phòng tránh nguy cơ côn trùng chui vào tai, mọi người cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm và thường xuyên kiểm tra nhà cửa. Ngoài ra, khi ngủ luôn phải mắc màn, không ngủ dưới đất.

Nguồn: Tổng hợp