Trẻ sơ sinh thở khò khè, vặn mình, nghẹt mũi là thường gặp. Với người mới làm bố làm mẹ hẳn còn bỡ ngỡ về tình trạng này.

trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ

Nếu thấy bé có những biểu hiện lạ, các mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ hay vặn mình là điều bình thường nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu trẻ sơ sinh đang có vấn đề về sức khỏe. Nhiều trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè cũng khiến các mẹ hoang mang, lo sợ. Nếu thấy bé có những biểu hiện lạ, các mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phương pháp phù hợp. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè để có cách xử trí tốt nhất, mẹ nhé.

Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là bị làm sao? Nguyên nhân do đâu?

Âm thanh khò khè phát ra do sự tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ của tiểu phế quản và phế quản. Sự tắc nghẽn này ngăn cản sự lưu thông dòng khí khiến trẻ khó thở hoặc thở khò khè. Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú,...có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Khi trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do:

trẻ sơ sinh thở khò khè và ho có đờm

Trẻ sơ sinh thở khò khè, ho có đờm, nghẹt mũi,...thường gặp do hệ hô hấp bé còn yếu

  • Khi có vấn đề về tiêu hóa, nôn trớ dễ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh có đờm thở khò khè;
  • Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình đỏ mặt, hầu hết là triệu chứng phổ biến, chỉ xuất hiện 2-3 phút rồi tự hết. Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường;
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm có thể do thể tạng tăng tiết dịch của trẻ. Trẻ bị sặc sữa lên mũi khi còn quá nhỏ không thể tự khạc. Mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý làm loãng đờm và lấy sợi chỉ bông ngoáy nhẹ mũi cho bé hắt hơi để gỉ mũi hoặc đờm ra ngoài;
  • Trẻ sơ sinh khò khè ở cổ họng có thể mắc dị vật trong cổ họng, viêm phế quản, hen suyễn,...;
  • Trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè do hệ thống hô hấp của trẻ chưa ổn định;
  • Trẻ thở khò khè và vặn mình kèm rụng tóc vành khăn xung quanh đầu, chậm mọc răng hay quấy khóc có thể trẻ bị thiếu canxi, vitamin D;
  • Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè hay vặn mình do đường hô hấp và những dị tật bẩm sinh hoặc u phổi;
  • Nếu trẻ thở khò khè kèm thở mệt, thở nhanh, không chịu bú, bỏ bú, trẻ ngủ li bì, mặt tím tái có thể là triệu chứng bệnh lý nào đó, mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay.

>>> Có thể bạn quan tâm: Em bé thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh thở khò khè ngạt mũi, mẹ cần làm gì?

Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè, thường khó chịu, quấy khóc về đêm. Mẹ nên áp dụng:

 Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%):  

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, nhỏ mỗi bên lỗ mũi cho bé làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn tốt, có tác dụng thông mũi hiệu quả. Mỗi lần nhỏ một giọt cho mỗi lỗ mũi trẻ;

Matxa cánh mũi

Sau khi nhỏ nước mũi cho trẻ sơ sinh bị hắt hơi thở khò khè, mẹ dùng ngón tay trỏ day day nhẹ 2 bên cánh mũi bé để chất nhầy dễ tan ra cho bé dễ thở;

nếu trẻ sơ sinh thở khò khè có thể mát xa

Mẹ có thể mát xa cánh mũi cho bé để chất nhầy tan giúp bé dễ thở

Hút mũi bằng dụng cụ mua tại các nhà thuốc

Nếu bé ngạt mũi, nhiều dịch nhầy, mẹ nên mua dụng cụ hút mũi về hút cho bé. Vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ sau khi sử dụng;

Xông hơi hoặc tắm bé bằng nước ấm, nhỏ 1-2 giọt tinh dầu

Khi thấy trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thở khò khè, mẹ có thể dùng dầu bạc hà, dầu tỏi, dầu tràm cho vào nước tắm bé. Hơi nước có tinh dầu giúp bé dễ thông mũi;

Cho bé bú nhiều cữ

Với tre so sinh bi nghet mui tho kho khe, phải thở bằng miệng dễ khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều, chia thành nhiều cữ bú.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi nào cần đưa đến bệnh viện?

Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình hoặc trẻ sơ sinh thở khò khè nhưng không ho không phải là hiếm gặp. Tuy sẽ sớm hết vài ngày sau đó nhưng bố mẹ không nên chủ quan vì nhiều trường hợp là bệnh lý nghiêm trọng. Khi thấy các dấu hiệu sau, tốt nhất nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời:

  • Nếu mẹ thấy trẻ thở khó, tiếng thở hổn hển và da mặt bị tím tái;
  • Sốt cao không hạ, lồng ngực phập phồng, tim đập nhanh, nôn trớ liên tục;
  • Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè liên tục đến tuần thứ 2 (nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ hay viêm phổi);
  • Dưới 3 tháng, trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè khi ngủ cần đến Bệnh viện kiểm tra sớm;
  • Trẻ sơ sinh bị hen suyễn bẩm sinh sẽ thở nhanh, nặng nhọc. Nên đưa bé đi khám sớm để hạn chế biến chứng về não.

hình ảnh

Nếu mẹ thấy bé khò khè liên tục 2 tuần nên đi thăm khám sớm

Trên đây là thông tin về việc trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình, nghẹt mũi, sổ mũi,... bố mẹ nào đang có con nhỏ gặp phải các dấu hiệu ấy nên tham khảo để biết mình cần phải làm gì giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Cơ thể trẻ nhỏ chưa được phát triển toàn diện nên thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là về đường hô hấp, do đó phụ huynh phải hết sức lưu tâm nhé.

>>>Xem thêm các bài viết liên quan:

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mẹ cần làm gì?

Các bệnh về đường hô hấp trẻ em miền Bắc hay gặp

Cách hay tống sạch đờm nhớt giúp trẻ sơ sinh hết thở khò khè tức thì