Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi gắn liền với sự hiếu động, tò mò nên các mẹ sẽ rất bận rộn trông chừng con tránh xa mọi nguy hiểm.

Thật thú vị và hạnh phúc khi được chứng kiến sự lớn lên và phát triển của con, các mẹ nhỉ? Đặc biệt ở cột mốc bé yêu tròn 8 tháng tuổi, đây được xem là giai đoạn mà trẻ đã có nhiều thay đổi rõ rệt, khả năng vận động và giao tiếp của con có thể đạt được những tầm cao mới. Không những vậy, trẻ còn học được nhiều kỹ năng khiến cha mẹ phải bất ngờ đấy!

Và nếu phụ huynh đang băn khoăn đến sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi cùng những vấn đề liên quan thì có thể tham khảo những thông tin mà bài viết dưới đây chia sẻ để con được phát triển toàn diện cả thế chất và trí não nhé!

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

- Chiều cao và cân nặng của bé 8 tháng tuổi

những lưu ý trong sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ 8 tháng tuổi đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt

Theo số liệu chuẩn từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chiều cao và cân nặng trung bình của bé 8 tháng tuổi thông thường như sau:

  • Bé trai 8 tháng: Cân nặng 7kg đến 10,5kg; chiều cao 66,5cm đến 74,7cm;
  • Bé gái 8 tháng: Cân nặng 6,3kg đến 10,0kg; chiều cao từ 64.3cm đến 73,2cm.

- Trẻ 8 tháng tuổi đã biết làm những gì?

Như từ đầu bài viết có đề cập, trong giai đoạn 8 tháng tuổi, bé rất hiếu động, thích khám phá thế giới và hay bắt chước người lớn, ví dụ như:

  • Bé đã biết ngồi, có thể tự ngồi vững hoặc vẫn phải chống tay để đỡ thân người. Một số bé đã có thể vịn để đứng lên, tự ngồi xuống, có thể đứng vững hoặc cần sự giúp đỡ của bố mẹ.

  • Nhặt tất cả mọi thứ để bỏ vào miệng. Nếu các mẹ muốn con không ăn phải những thứ nguy hiểm thì hãy thu gọn đồ đạc trong nhà cẩn thận, khóa vào tủ những đồ vật nhỏ dễ gây hóc, có độc, tránh xa tầm tay trẻ.

  • Bé không chịu ở tư thế nằm ngửa lâu và tự động lật người. Khi nằm ngửa, bé biết cong lưng lên để mình có thể nhìn được xung quanh.
  • Bé thích tập nói và đã biết phản ứng khi có người gọi tên, có thể phát âm những âm cơ bản đơn giản như “a”, “i”, “b”…

  • Thị lực của bé 8 tháng tuổi đã phát triển tốt, có thể nhìn rõ nét, nhận ra mọi người và nhìn thấy đồ vật xung quanh.

  • Ở giai đoạn này, các bé đã bắt đầu phát triển về mặt cảm xúc như hay bám mẹ, không thích tiếp xúc với người lạ, thích bế ẵm, thích được đi chơi khám phá. Khi được khen ngợi, cưng nựng sẽ cười thích thú, và bị mắng sẽ xị mặt, mếu khóc.

Để sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi được toàn diện thì phụ huynh cần làm gì?

- Chế độ ăn cho trẻ 8 tháng tuổi

sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi cần bổ sung gì

Trong sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng phụ huynh cần quan tâm

  • Nên: Với trẻ 8 tháng tuổi, các mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: protein, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày bé cần khoảng 50 – 60g thịt (tôm, cá…), 50 – 60g gạo tẻ trắng, 10g dầu (mỡ), rau xanh, trái cây và khoảng 500ml sữa.
  • Không nên: Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung cho bé, các mẹ cũng lưu ý hạn chế cho con ăn thức ăn ngọt và mặn của người lớn, các loại kẹo cao su, kẹo dẻo, bánh ngọt, đồ ăn nhanh, nước ngọt… 

- Chọn đồ chơi cho trẻ 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, các ngón tay của bé đã có thể nhặt những vật nhỏ bỏ vào miệng. Vì vậy, các mẹ nên lưu ý bỏ đi những món đồ hoặc vật nhỏ xung quanh để đảm bảo an toàn cho con. Thay vào đó, phụ huynh có thể tham khảo những món đồ chơi hữu dụng dưới đây để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của con nhé!

  • Đồ chơi có nhạc hoặc âm thanh vui nhộn
  • Đồ chơi bằng vải
  • Thú nhồi bông
  • Đồ chơi vận động
  • Các món đồ chơi có màu sắc sáng sủa.

- Cách dạy trẻ 8 tháng tuổi

Dưới đây là những yếu tố điển hình phụ huynh không nên bỏ qua để giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh ở giai đoạn 8 tháng tuổi:

  • Phát triển kênh cảm xúc của con
  • Phát triển thị giác
  • Phát triển kỹ năng vận động
  • Phát triển thính giác
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chọn đồ chơi như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi gắn liền với chặng đường phát triển trong giai đoạn 0 - 12 tháng

Không chỉ riêng ở tháng thứ 8, trong 11 tháng đầu đời còn lại đều là những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ mà phụ huynh cần quan tâm.

- Đối với trẻ 1-3 tháng tuổi

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đúng cách

  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

  • Trò chuyện và tương tác cùng trẻ tối đa.

- Đối với trẻ 4-6 tháng tuổi

  • Tạo môi trường kích thích, an toàn để bé thám hiểm

  • Tích cực bổ sung sắt cho trẻ trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi

  • Bắt chước âm thanh của bé để biểu lộ sự quan tâm

  • Hằng ngày dành thời gian để chơi trên sàn nhà với bé.

- Đối với trẻ 7-9 tháng tuổi

lưu ý sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con vào giai đoạn này

  • Để sự phát triển của trẻ 7-8 tháng tuổi được toàn diện, phụ huynh nên tập trung vào các kỹ năng vận động, tinh thần
  • Ngoài ra, ở sự phát triển của trẻ 7 đến 8 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ăn dặm rồi nên mẹ hãy chú ý vệ sinh miệng cho con thật sạch sẽ nhé
  • Bên cạnh việc uống sữa, trong sự phát triển của trẻ 8-9 tháng tuổi, mẹ nên cho con làm quen với thức ăn đặc 2 bữa mỗi ngày.

- Đối với trẻ 10-12 tháng tuổi

  • Ở giai đoạn này, trẻ tò mò rất nhiều về đồ ăn. Mẹ lưu ý không cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu và những món đồ ăn vặt không lành mạnh;
  • Cha mẹ đừng quên hình thành thói quen xem sách cùng con đối với trẻ 10 tháng tuổi trở lên;
  • Đối với trẻ 11-12 tháng tuổi thì phụ huynh nên quá nuông chiều con và dạy con nói nhiều từ hơn bằng cách gợi mở.

Hy vọng, những thông tin hữu ích trên đây đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi và một số bí quyết nuôi dạy con hữu ích trong 11 tháng còn lại. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dành thêm nhiều thời gian cho con hơn nữa, cùng bé trò chuyện, vui đùa, đó cũng là một trong những cách giúp trẻ phát triển tối đa tư duy và năng lực ở 12 tháng đầu đời.

>>> Xem thêm bài gốc tại: https://www.verywellfamily.com/your-8-month-old-baby-development-and-milestones-4173159

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi: Những điều thú vị ít biết

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi và dinh dưỡng ăn dặm đủ chất cho bé

Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?