Trẻ em có làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì thế việc bảo quản quần áo trẻ em rất quan trọng. Nếu việc này không được thực hiện đúng cách sẽ rất dễ gây ra cho bé các bệnh về da.

Những ngày đầu chào đời, trẻ sơ sinh có thể trạng và sức đề kháng rất yếu, mẹ cần đặc biệt chú trọng chăm sóc bé từ những điều nhỏ nhặt nhất. Trong đó không thể bỏ qua việc lựa chọn và bảo quản quần áo trẻ em. Theo các chuyên gia da liễu, các mẹ cần có cách giặt và phơi quần áo trẻ em phù hợp để đảm bảo an toàn cho làn da mỏng manh, rất nhạy cảm của các con. 

Sai lầm cần tránh khi giặt và phơi quần áo trẻ em

Giặt chung đồ các bé và người lớn

Đồ của người lớn sau một ngày hoạt động chứa đầy những chất có nguy cơ gây hại như: khói bụi, mồ hôi, ẩm mốc,... tất cả đều là nguồn nhiễm bệnh cao cho các bé. Giặt chung đồ của người lớn với trẻ em khiến nguồn bệnh trộn lẫn, dễ bị nhiễm khuẩn chéo trên trang phục. Vì vậy, cần phân loại đồ người lớn và trẻ em để tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho các bé.

Dùng riêng nước giặt - xả cho người lớn và trẻ em

Da của các bé mỏng manh và dễ kích ứng, nếu sử dụng cùng loại nước giặt xả, các bé dễ bị nổi mẩn đỏ, ngứa. Các chất sử dụng cho người lớn đều có tính tẩy khá mạnh, không phù hợp da trẻ sơ sinh.

Các mẹ nên chọn những loại nước giặt xả chuyên dụng. Hiện nay, các cửa hàng bán đồ cho bé đều cung cấp sản phẩm dạng này. Vì vậy, việc tìm kiếm không quá phức tạp.

Phơi quần áo dưới nắng gắt trong thời gian dài

Đặc thù của tã, quần áo, đồ ngủ trẻ em là sử dụng chất liệu cotton thoáng mát. Loại vải này là lựa chọn hợp lý cho các bé vì mềm nhẹ, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản hợp lý, chúng sẽ trở thành chất liệu khó chịu.

những sai lầm khi giặt và phơi quần áo trẻ em

Phơi quần áo dưới ánh nắng quá gắt có thể gây kích ứng, tổn thương da của bé

Vải cotton nếu phơi dưới ánh sáng mặt trời quá lâu trong thời gian dài sẽ bị gãy cấu trúc. Từ đó, sợi vải trở nên khô, cứng và bạc màu. Các bé mặc những bộ trang phục như vậy dễ gây kích ứng, tổn thương. Do đó, bố mẹ nhớ chú ý phơi đồ của các bé ở khu vực đủ sáng, mát trời, không nên là nắng quá gắt.

Phơi quần áo trẻ em ở khu vực bụi bặm thiếu vệ sinh

Cần đảm bảo quần áo trẻ em được phơi thoáng ở khu vực rộng rãi, sạch sẽ. Nếu vấn đề vệ sinh không được đảm bảo, sức khỏe của bé sơ sinh không chỉ bị ảnh hưởng ngoài da mà còn gây tổn hại hệ hô hấp, phổi của trẻ nhỏ. 

Nên trang bị hệ thống phơi đồ thông minh có khả năng khử khuẩn cho các bé. Như vậy, vi sinh vật gây hại sẽ được xử lý trọn vẹn nhất.

Sử dụng hệ thống móc cho quần áo trẻ em

Đồ trẻ em nhỏ hơn rất nhiều so với những bộ trang phục của người lớn. Việc sử dụng móc người lớn cho trẻ em là cách phơi đồ cho trẻ sơ sinh sai lầm. Hành động này sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

  • Rách đồ của các bé
  • Rớt, tụt đồ, mất vệ sinh 

Do vậy, hãy đầu tư vào hệ thống phơi đồ riêng cho các bé. Giúp hạn chế vấn đề hư rách giúp sản phẩm được sử dụng trong thời gian dài nhất. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Chọn đồ ngủ trẻ em đúng cách và những lưu ý mà mẹ bỉm cần phải biết

Những lưu ý trong khâu bảo quản quần áo trẻ em

Giặt sạch quần áo không dùng tới

Với những quần áo có phần hơi dày, phụ huynh cần phải giặt sạch và phơi đủ nắng. Thao tác này giúp quần áo trẻ em giữ được màu sắc tươi mới lâu hơn. Hãy nhớ giặt quần áo trẻ cẩn thận, phải thật sạch và phơi thật khô để tránh bị ẩm mốc.

Xếp quần áo nặng trước, nhẹ sau

Hãy xếp theo nguyên tắc “nặng đến nhẹ”. Những bộ quần áo lớn, nặng trước và để bên dưới. Những bộ quần áo nhẹ, dễ nhăn bên trên như vậy sẽ ngăn nắp hơn. Các mẹ có thể lót thêm một lớp giấy mềm, mỏng giữa các lớp áo để có thể hút ẩm và tránh gây nhăn do quần áo va chạm nhau.

nguyên tắc gấp quần áo trẻ em

Các mẹ bỉm nên học cách gấp theo kiểu "nặng trước, nhẹ sau" 

Quần áo trẻ em ngày nay đa dạng với rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Vì vậy các mẹ có thể phân loại quần áo theo vải, hoặc kiểu dáng và xếp riêng ra nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc "nặng trước, nhẹ sau".

Cất đồ nơi thông thoáng

Quần áo trẻ em nên được đựng trong những chiếc túi cotton hoặc gói trong giấy lụa mỏng. Những vật liệu này tạo môi trường thoáng mát cho quần áo, ngăn côn trùng như gián, bọ tiếp xúc với quần áo. Ngoài ra, quần áo sạch đẹp còn giúp bé thoải mái ra ngoài đi chơi.

Nếu xếp quần áo vào tủ thì tủ cần phải có nút thông hơi, thoáng khí. Những loại tủ làm bằng gỗ nhân tạo có sử dụng lượng keo dán khá lớn có thể gây dị ứng cho bé. Vì vậy tủ quần áo trẻ sơ sinh tốt nhất nên dùng loại gỗ thật, hàm lượng formaldehyde càng thấp càng tốt.

Những lưu ý trong quá trình giặt giũ

những lưu ý khi bảo quản quần áo trẻ em

Mẹ bỉm nên ưu tiên giặt quần áo của con bằng tay thay vì máy 

  • Không nên để áo ở những nơi ẩm thấp, áo dễ bị ẩm mốc và tạo ra các vết ố.
  • Quần áo trẻ em khi dơ cần giặt ngay, không nên để lâu dễ gây mùi hôi và tạo ra nhiều vết ố khó có thể giặt sạch.
  • Nên giặt quần áo trẻ em bằng tay thay vì giặt máy.
  • Cần thường xuyên ủi để quần áo trẻ em luôn giữ được hình dáng vốn có. Không nên ủi trực tiếp lên hình in của áo dễ dẫn đến bong tróc.
  • Nên sử dụng nước xả vải sau khi giặt quần áo.

Trên đây là những lưu ý đặc biệt mà mẹ bỉm “cần tránh” khi giặt, phơi và bảo quản quần áo trẻ em. Mong rằng, vài lưu ý nhỏ này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về kiến thức chăm con sao cho an toàn, đúng cách và tránh làm hại đến làn da nhạy cảm của trẻ. 

>>> Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Nên cho bé tập đi xe đạp trẻ em vì 11 lợi ích tuyệt vời này

5 lưu ý khi chọn giày tập đi để bảo vệ đôi chân non nớt của bé