Em thấy nhiều gia đình không có thói quen thay đũa thường xuyên mà cứ dùng cho tới khi nào đũa gãy mới thôi. Như mẹ chồng em ở quê cũng thế, đũa mốc cứ mang ra rửa lại, luộc qua nước sôi rồi phơi khô. Bà nói chỉ cần làm thế là vi khuẩn chết hết rồi, cần gì phải thay mới trong khi vẫn dùng tốt. 

5 thứ người giàu mang vứt bỏ nhưng người nghèo cứ nhặt về, cũ hỏng vẫn giữ khư khư

Tuy nhiên, theo em tìm hiểu qua các trang mạng thì đũa thường làm từ vật liệu tre, gỗ… lại thường xuyên ẩm ướt, hay có mảng bám thức ăn dính vào nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Sau thời gian dài sử dụng, có thể gây ngộ độc do đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư tên là aflatoxin. Chất này có thể dẫn đến ung thư gan và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Bởi vậy, các mẹ phải biết rõ thời điểm khi nào cần thay đũa để đảm bảo sức khỏe của cả gia đình. Chỉ qua vài dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt thường là chị em biết ngay có cần thay đũa mới hay không.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn: Internet)

Cách quan sát bằng mắt thường để biết đã đến lúc cần thay đũa ăn cơm hay chưa

Các mẹ quan sát phần đầu của đũa. Nếu có lớp màu trắng nhẹ ở bên ngoài thì chứng tỏ là chất lượng của đũa đã bị giảm, nên thay đũa mới. Sở dĩ có hiện tượng lớp màu trắng nhẹ xuất hiện là do trong quá trình sử dụng hàng ngày, chúng ta dùng các chất tẩy rửa, hóa chất, nước nóng, lạnh và cả nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm các sợi gỗ bên trong đũa bị bở ra. Nếu nhìn qua kính lúp, các mẹ sẽ thấy nó chẻ nhỏ thành các sợi giống hệt như bề mặt bàn chải. Khi các sợi gỗ bị chẻ nhỏ thì vi khuẩn, nấm mốc sẽ càng có điều kiện để tích tụ và phát triển nhiều hơn. 

Tuổi thọ trung bình của các chất liệu đũa là:

Đũa bằng gỗ mun, gỗ trắc: Trên 2 năm.

Đũa bằng gỗ sao, gỗ xương gà, gỗ ổi: 6 tháng - 1 năm.

Đũa bằng tre, gỗ dừa: 3 - 6 tháng.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn: Internet)