Dịch covid-19 ở Việt Nam mình đang có những dấu hiệu đáng mừng khi các ca nhiễm mới trong ngày đang giảm, chỉ từ 1 – 4 ca/ngày. Đây đúng là dấu hiệu đáng mừng các mẹ nhỉ. Mong là dịch sớm qua đi chứ em là em ngán ở trong nhà lắm rồi ấy.

Mà em cứ thắc mắc, rõ ràng là dịch này chưa có thuốc chữa mà sao Việt Nam chữa khỏi covid-19 được. Em tìm hiểu qua báo chí mới biết hóa ra không phải dùng thuốc mà theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Mới đây cũng có một bài báo cho biết để điều trị cho bệnh nhân thì các bác sĩ bên mình phải liên tục cập nhật phác đồ điều trị của nước ngoài rồi tự điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân.

hình ảnh

Bác sĩ Việt Nam cũng như toàn thể các bác sĩ trên thế giới đang nỗ lực chống lại 'kẻ thù' Covid 19. Nguồn: Internet

Chuyên gia đang điều trị Covid 19: 'Người bị cao huyết áp mà nhiễm bệnh sẽ có khả năng qua đời rất cao'

Bác sĩ VN chữa covid-19 như thế nào?

Tới sáng 10/4, Việt Nam có tổng số 255 ca đang được điều trị, trong đó có 128 ca đã khỏi bệnh, chưa tính 14 ca cũng đang được dự kiến ra viện, đạt tỷ lệ khoảng hơn 50%.

Cả nước hiện nay còn 5 bệnh nhân đang phải thở oxy, trong đó có 3 ca nặng là bệnh nhân 19, 91 và 161. Các ca này đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Trong đó, bệnh nhân 19 và 161 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, đang phải thở máy và lọc máu.

Bệnh nhân 19 đã kết thúc dùng ECMO (tim phổi nhân tạo, duy trì chức năng sống). Còn bẹnh nhân 91 thì đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM. Tình hình bệnh nhân này đang rất nặng vì phải chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập và ECMO.

hình ảnh

Theo BS. Đỗ Thị Phương Mai (PTK Nhiễm khuẩn Tổng hợp, BV Bệnh nhiệt đới TƯ) cho biết: Việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm covid-19 thực sự khó khăn vì nó là bệnh mới, cơ chế gây bệnh còn chưa rõ ràng. Hơn nữa, mỗi người lại có triệu chứng và tiến triển bệnh khác nhau. Để dùng thuốc, các bác sĩ phải tham khảo tài liệu nước ngoài cùng hội đồng chuyên môn. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị ngay từ giai đoạn đầu của dịch, đồng thời cũng phải cập nhật mới liên tục mỗi ngày. Chỉ có thế mới có thể tìm ra loại thuốc và liều lượng thích hợp với từng bệnh nhân. Có những loại thuốc vốn được dùng để chữa bệnh khác nhưng có tác dụng nên hoàn toàn có thể áp dụng để chữa covid-19.

‘Ví dụ, thuốc Aluvia vốn được dùng để điều trị cho bệnh nhân HIV nhưng nó có thể được thêm vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm covid-19, bên cạnh đó là phác đồ Chloroquine’, BS Mai cho biết.

hình ảnh

BN 57 người Anh 'cúi mình' cảm ơn BS Việt Nam đã chữa khỏi bệnh cho mình

Đối với những bệnh nhân nhẹ thì các bác sĩ điều trị từng triệu chứng như viêm hô hấp trên, viêm phổi… Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành truyền dịch để nâng cao thể trạng. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và nhanh chóng ‘đánh đuổi’ virus ra bên ngoài. Còn bệnh nhân nặng thì có nhiều điểm khác và mới.

‘Có những bệnh nhân bệnh tình tiến triển rất nhanh như bệnh nhân ở công ty Trường Sinh, người này sáng còn rất nhẹ nhưng tới chiều đã chuyển khó thở, suy hô hấp ngay được’, BS Mai chia sẻ. Lúc đó, các bác sĩ buộc phải chuyển bệnh nhân xuống khoa cấp cứu.

Đối với các ca bệnh covid-19 bị viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết sẽ được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc khoa hồi sức tích cực. Còn ca bệnh nguy kịch bị suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan thì sẽ điều trị ở khoa hồi sức tích cực. Nói chung, tùy vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ sắp xếp nơi điều trị hợp lý.

hình ảnh

Còn BS. Trần Thị Hải Ninh (Trưởng khoa Nội tổng hợp) cho biết: Với bệnh nhân nặng thường tiến triển thành suy hô hấp rất nhanh. Do đó, bác sĩ phải theo dõi sát sao vì bệnh này khác hẳn bệnh nhiễm khuẩn thông thường.

‘Chiến lược thở máy rất quan trọng, nó giúp kiểm soát đường thở của bệnh nhân’, BS Ninh cho hay. Do đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ phải quan sát kĩ, nếu thấy thuốc có hiệu quả thì sẽ tiếp tục còn không thì ngay lập tức phải thực hiện theo phác đồ mới tránh tình trạng bệnh tình chuyển biến nặng.

Nguồn: Tổng hợp

https://vnexpress.net/viet-nam-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-the-nao-4081082.html

https://baoquocte.vn/dich-covid-19-o-viet-nam-them-4-ca-binh-phuc-ty-le-khoi-benh-dat-50-113219.html

https://thanhnien.vn/thoi-su/benh-nhan-covid-19-la-phi-cong-nguoi-anh-dien-bien-nang-1207217.html

https://suckhoedoisong.vn/Covid-19-cap-nhat-moi-nhat-lien-tuc-n168210.html