Tỏi rất vừa là loại gia vị, vừa là thuốc chữa bệnh cực kỳ tốt. Nhiều người hay chọn ăn 1 nhánh tỏi sống trong mỗi bữa cơm hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là bảo vệ đường hô hấp.

Đặc biệt trong những năm vừa qua, khi dịch virus cô vít bùng nổ thì việc sử dụng tỏi lại được tăng lên đáng kể vì nó có tác dụng bảo vệ và làm thông thoáng đường thở, tăng hệ miễn dịch của cơ thể trước virus.

Tuy nhiên có nhiều người lại thắc mắc rằng: Ăn tỏi thường xuyên như vậy thì ‘dưỡng gan’ hay ‘hại gan’? Mình cũng từng thắc mắc nhiều về vấn đề này và tìm hiểu, đọc thêm báo để nắm bắt thông tin. Và theo những thông tin mình đọc được trên báo thì việc ăn nhiều tỏi cũng không có lợi đâu nha mọi người.

Mình sẽ chia sẻ lại chi tiết ở bên dưới, mọi người tham khảo để biết rõ hơn nha!

hình ảnh

Tỏi mang lại nhiều giá trị cao về sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: vietnamnet

Được biết, tỏi có tác dụng giúp trị cảm lạnh và cảm cúm, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch...

Vậy nếu ăn nhiều tỏi thì sẽ thế nào? Có gây hại gan không?

Thật ra ăn quá nhiều tỏi sẽ gây hại cho gan đó mọi người. Tỏi có tính kích thích, nếu ăn quá nhiều sẽ gây kích ứng cơ thể và không tốt cho gan cũng như hệ tiêu hóa, dạ dày và mắt của chúng ta nữa...

Trong tỏi có chứa allicin - một hợp chất có thể gây tổn thương gan. Ngoài ra, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột sẽ gây kích thích mạnh. Điều này có thể ức chế tiết dịch vị, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Vì thế, người bị viêm gan nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ có thể gây ra chứng mắc ói khó chịu.

Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin - một chất có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho người bị viêm gan.

Cách tốt nhất là chúng ta nên ăn tỏi một cách điều độ sẽ đem lại hiệu quả cao, cụ thể:

Đối với những người khỏe mạnh, việc ăn tỏi điều độ thì không sao, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho mắt của chúng ta. Theo Y học Trung Quốc, nếu ăn tỏi quá nhiều sẽ khiến cơ thể gặp nguy hiểm, sức khỏe bị ảnh hưởng như: Hại gan, hại mắt chẳng hạn.

Chúng ta cần ăn tỏi theo số lương hợp lý. Chỉ nên ăn 2 hoặc ba nhánh tỏi mỗi ngày sẽ đêm lại hiệu quả cao. Nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin B và làm cay mắt, quá nhiều allicin sẽ kích thích dạ dày và gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, đặc biệt lưu ý không nên ăn tỏi khi bụng đói nhé mọi người, ăn tỏi lúc đói sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và dễ gây đau dạ dày.

Ăn tỏi điều độ tốt cho cơ thể

Ở một mức độ nhất định, tỏi tươi có thể giúp hạ lipid, giảm độ nhớt của máu, chống đông máu, giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, tỏi còn có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Còn đối với gan, nguyên tố selen có trong tỏi có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa các tế bào bị tổn thương trong gan, đồng thời có thể nâng cao khả năng trao đổi chất của gan, từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho gan rất nhiều.

Ăn tỏi giúp phòng và điều trị cảm cúm

Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi điều độ hàng ngày sẽ giúp dự phòng cảm cúm và các vấn đề do vi khuẩn, virus gây ra.

Việc ăn tỏi sống sẽ  giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Ngoài ra, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người cơ thể hồi phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Ăn tỏi giúp phòng ngừa ung thư (UT)

hình ảnh

Ăn tỏi nhiều sẽ gây hại cho gan. Ảnh minh họa, nguồn: giaoducthoidai

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có tác dụng tốt cho việc giảm nguy cơ mắc UT, nhất là UT đường ruột. Cụ thể: Tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa UT dạ dày.

Ngoài ra, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của các chất gây hại, kim loại nặng, chất gây UT. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa UT hiệu quả.

Các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có khả năng làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giúp giảm kích thước của khối u tới 50%. Ngoài ra, tỏi cũng có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại UT như: UT vú, UT dạ dày, UT vòm họng, UT đại tràng, UT thực quản, UT tiền liệt tuyến, UT gan, hay UT bàng quang,...

Ăn tỏi giúp cải thiện chức năng xương khớp

Tỏi chứa nhiều chất như: Vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,... có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.

Riêng với phụ nữ thì việc ăn tỏi sống giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những người hay mắc các vấn đề về xương khớp thì tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Ăn tỏi nhiều và ăn không điều độ sẽ ảnh hưởng tới gan đó mọi người. Ăn tỏi thì tốt nhưng tốt nhất là nên ăn điều độ thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Nguồn tổng hợp