Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe thật đấy, lại còn mát nữa. Mùa hè này mà uống sữa đậu nành thì chuẩn bài rồi. Cơ mà mọi người phải cẩn trọng vì đã có nhiều người bị đau bụng, ngộ độc phải nhập viện cấp cứu vì uống sữa đậu nành rồi đó.

Một trường hợp mới đây, một người phụ nữ làm văn phòng cho sữa đậu nành vào trong bình giữ nhiệt để uống. Sau đó, cô bị đau bụng dữ dội, nôn, tụt huyết áp, phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. 

Vì sao sao sữa đậu nành vốn rất lành tính lại có thể khiến một người bị ngọ độc? Trên báo chí đã đăng tải nhiều khuyến cáo của các bác sĩ, người ta khuyến cáo rằng là nếu phạm phải những sai lầm sau khi dùng sữa đậu nành thì có thể gây hại cho sức khỏe khó lường.

Những điều đại kỵ bạn không nên phạm phải khi uống sữa đậu nành vì sẽ đe dọa sức khỏe:

+ Không uống sữa đậu nành thay nước lọc

Theo các chuyên gia, dù sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bạn không nên dùng thay nước lọc hàng ngày. Bởi sữa đậu nành không thể thay cho nước lọc, nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy do chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Ngược lại, cơ thể lại sẽ thiếu nước để tiến hành đào thải ‘quét sạch’ độc tố trong cơ thể. Vì thế, bạn không nên dùng thay thế nước lọc.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 + Không uống lúc đói:

Sữa đậu nành nếu uống vào lúc đói thì protein trong sữa sẽ thay đổi thành nhiệt lượng và được chuyển hóa thành năng lượng chứ không phát huy được công dụng vốn có. Vì thế, nếu bạn có thói quen uống sữa đậu nành buổi sáng thì nên kết hợp với bánh mì, bánh ngọt… Nên ăn vài miếng rồi mới uống.

+ Không uống khi chưa đun kỹ:

Sữa đậu nành khi chưa được nấu chín có chứa chất độc, sẽ gây hại cho quá trình chuyển hóa. Từ đó dẫn tới hiện tượng bị ngộ độc. Vì thế, bạn cần nấu chín kỹ rồi mới uống. Trong khi nấu cũng nên mở nắp vung để các chất có hại theo khói tản ra ngoài.

+ Không đựng bằng bình giữ nhiệt:

Nhiệt độ của bình giữ nhiệt, phích nước không hề phù hợp với điều kiện nhiệt độ của sữa đậu nành. Do đó, nếu bạn đựng nó bằng những thứ này có thể khiến sữa bị ôi thiu sau khoảng 3 – 4 tiếng. Hệ quả là bạn có thể bị đau bụng, ngộ độc khi uống.

+ Không uống cùng thuốc:

Uống thuốc cùng sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và cũng khiến công dụng của thuốc khó phát huy. Với các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin… còn có thể khiến dinh dưỡng của sữa bị ohana hủy,

+ Không cho trứng vào sữa đậu nành:

Đây là 2 thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng không nên kết hợp cùng nhau. Bởi lòng trắng trứng khi kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa khiến có thể khó hấp thu. Hơn nữa, nó còn làm mất đi dinh dưỡng của cả trứng lẫn sữa.

+ Không thêm đường đỏ:

Đường đỏ rất giàu axit hữu cơ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có lại có thể kết hợp protit, canxi để tạo thành hợp chất biến tính làm mất đi dinh dưỡng của đậu nành. Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ và tiêu hóa của cơ thể.

Mặc dù có những mặt trái nhưng sữa đậu nành vẫn là thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe, với điều kiện bạn nên tuân thủ 2 điều sau:

+ Nên uống 2 lần/ngày:

Theo TS. BS Hồ Thu Mai (Trưởng khoa Dinh dưỡng – BV Đa khoa Quốc tế Vinmec) cho biết: Sữa đậu nành có lượng đạm còn nhiều hơn thịt. Đồng thời nó cũng có nhiều loại vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, mọi người không nên lạm dụng.

TS. Mai cho biết: Trung bình mỗi người chỉ nên uống sữa đậu nành 2 lần/ngày, mỗi lần là 250ml.

hình ảnh

TS. BS Hồ Thu Mai. Ảnh: Internet

+ Nên uống vào 2 thời điểm ‘vàng’:

Các chuyên gia cho biết: Bạn có thể uống vào lúc nào cũng được. Tuy nhiên, có 2 khung giờ ‘vàng’ mà nếu uống sẽ đạt được rất nhiều hiệu quả. Đó là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ chừng 1 – 2 tiếng.

Nguồn: Tổng hợp