Đợt này nhà em hay mua rau rút về nấu canh chua, ăn vào cơm lắm. Con bé nhà em nó lười ăn vậy mà đợt này cũng ăn được nhiều lắm ấy các mẹ. Hơn nữa, em thấy rau rút giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe lắm á. Cơ mà khi cho con nhỏ ăn các mẹ phải để ý vì tụi nhỏ nếu ăn hơi nhiều chút là dễ bị tiêu chảy, đau bụng lắm đấy. Bởi vì rau rút không phải tốt hoàn toàn đâu nhé các mẹ.

hình ảnh Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tác dụng của rau rút

Trong rau rút rất giàu vitamin và amine cần thiết như: vitamin B12, amin leucin, methionin, threonine… Những chất này đều có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong rau rút cũng vượt qua các loại rau vốn nổi tiếng giàu protein khác như: xà lách, mồng tơi, rau muống…

Theo Đông y, rau rút có khả năng dưỡng vị âm, sinh tân dịch, tiêu viêm, nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần, tốt cho giấc ngủ, lợi tiểu… Do đó, rau rút không đơn giản chỉ là một loại thực phẩm nên dùng hàng ngày mà nó còn có thể được sử dụng để chữa bệnh. Tác dụng của rau rút phải kể đến như: chữa cảm sốt cao, táo bón, bí tiểu, chứng mất ngủ, chữa bệnh bướu cổ, chảy máu cam, mụn nhọt do nóng trong, bị rắn cắn…

Những người này có thể nấu rau rút ăn hàng ngày hoặc có thể dùng rau rút sao lên rồi sắc như sắc thuốc uống đều được. Phương pháp sử dụng rau rút tùy vào bệnh nên các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước cũng được.

Rau rút gây tác dụng phụ?

Không chỉ tốt cho sức khỏe mà rau rút cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, có 2 đối tượng không nên ăn rau rút là:

+ Người già, người có thể trạng yếu và trẻ con: Những người này ăn rau rút rất ‘dính’ tác dụng phụ của rau rút như: tiêu chảy, đầy bụng. Nếu muốn ăn thì chỉ nên ăn một ít và phải cách ngày, không được ăn liên tục.

+ Bà bầu: Mẹ bầu cũng không nên ăn rau rút vì cơ thể nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh hơn bình thường.

Ngoài ra rau rút cũng có thể gây nên một số bệnh như:

+ Sán lá gan, sán trong ruột:

Do rau rút sống ở sông ngòi, ao hồ nên chúng thường bị các loài sán có trong bùn đất bám vào. Do đó, nếu chúng ta không có sơ chế cẩn thận, kĩ lưỡng, nấu chín thì rất dễ bị sán.

Không chỉ bị sán lá gan mà nếu ăn phải rau rút chứa ấu trùng rán, chúng sẽ theo thực phẩm đi vào ruột và kí sinh ở đây. Tại ruột, ấu trùng sán cần 5 – 6 tuần để trưởng thành. Khi đó, chúng sẽ từ ruột và phân tán đi khắp cơ thể như tủy sống, màng não, cơ ngực hoặc tim, rất nguy hiểm đấy các mẹ.

+ Đau bụng vùng hạ vị:

Rau rút có thể gây đau bụng ở vùng hạ vị. Nếu ăn phải rau rút không sạch, bạn rất dễ bị đau bụng ở vùng hạ vị kèm theo đó là triệu chứng tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị phù nề, tràn dịch ở nội tạng dẫn tới suy kiệt và nguy hiểm tính mạng.

Nguồn: Tổng hợp