Trước giờ mình thỉnh thoảng mình hay có thói quen không nấu chín nhũn mà chỉ nấu chín tới rồi ăn, nhất là món đậu xào ý. Tại vì là nấu chín kĩ thì nó không còn ngọt nữa nên mình chỉ luộc hoặc xào chín tới thôi. Cơ mà chắc từ giờ mình bỏ, chả dám ăn thế nữa đâu. Tại vì mình mới đọc được bài báo người phụ nữ bị suy thận vì ăn đậu xào chín tới thôi chứ không nấu kĩ đây này. Đúng là các cụ nói câm có sai các mẹ ạ, phải ‘ăn chín uống sôi’ thì mới tốt cho sức khỏe cơ. Thế nên là ai còn có thói quen này thì bỏ ngay đi nhớ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Người phụ nữ bị suy thận do ăn đĩa đậu xào

Đó là trường hợp của cô Lý (63 tuổi, ở Trung Quốc). Bình thường, cô vẫn cho rằng khi xào đậu thì không nên xào chín quá vì sẽ làm mất hết vị ngọt của đậu. Thế nên, cô chỉ thường xào đậu vừa chín tới thôi. Cũng vì xào chín tới nên chồng cô chỉ ăn vài miếng do răng yếu. Vậy nên toàn bộ đĩa đậu kiếm xào đều vào bụng cô Lý cả.

Tới tầm 10h tối, cô bắt đầu bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và mệt mỏi. Nghĩ rằng mình bị ngộ độc vì ăn đậu xào nên gia đình cô Lý mới đưa cô tới Trung tâm y tế của thị trấn để truyền nước. Tuy nhiên, 3 ngày trôi qua cô Lý vẫn không đi tiểu được. Lúc này, bác sĩ đề nghị cô nên đến bệnh viện tuyến trên để khám và điều trị. Nghe lời bác sĩ, cô Lý đã đến Bệnh viện Trung tâm thành phố Hải Ninh (Chiết Giang) để điều trị.

Sau khi thăm khám, bác sĩ Yên Thắng Cương (Trưởng khoa Thận) phát hiện, cô Lý bị suy thận cấp độ 5 rồi. Điều đó có nghĩa là thận của cô Lý không còn đủ khả năng để hoạt động, đáp ứng nhu cầu hàng ngày được nữa. Ở giai đoạn này, bệnh nhân buộc phải điều trị thay thế thận bằng cách ghép thận mới, lọc màng bụng hoặc là chạy thận từ 2 – 4 lần/tuần thì mới có thể sống được.

Tại sao đậu kiếm lại gây suy thận?

Tại sao ăn đậu kiếm lại bị suy thận? Theo bác sĩ Yên Thắng Cương thì trong đậu kiếm có chứa ancaloit. Chất này cực độc với thận nhưng nó có thể bị phân hủy khi chúng ta nấu chín trong nhiệt độ cao. Vấn đề là cô Lý đã không nấu chín kỹ mà chỉ nấu chín tới, vì vậy hàm lượng ancaloit vẫn còn bên trong.

Khi đi vào cơ thể, ancaloit sẽ khiến thận không thể lọc nước tạo ra nước tiểu bình thường được. Lúc này, một số ‘rác thải’ của quá trình chuyển hóa như creatinine, urê và axit nitrouric cũng không được đảo thải ra bên ngoài qua hệ bài tiết và gây nên bệnh suy thận. Nếu cứ mặc kệ không can thiệp thì mức độ tích tụ những ‘rác thải’ này tăng cao sẽ khiến mức độ suy thận tăng lên. Trong đó, nguy hiểm nhất là tăng creatinine. Bởi, một khi creatinine tăng lên hơn 600 (như trường hợp của cô Lý) thì sẽ vượt quá 6 lần giới hạn của quả thận bình thường. Nếu không được can thiệp kịp thời, máu sẽ không lưu thông được, dễ bị ngừng tim đột ngột, gây sốc, rất dễ gặp nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, loại đậu này còn có khả năng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Khi đó, thận của chúng ta sẽ bị tổn thương. Lượng axit uric càng cao thì nguy cơ bị suy thận càng lớn.

Nguồn: Tổng hợp