Mình thì lâu rồi không ăn mì chính vì không hiểu sao cứ ăn vào là buồn nôn, người cứ lâng lâng kiểu bị say ấy. Nhưng ở nhà thì bố mẹ mình vẫn ăn bình thường chẳng sao cả luôn. Thế mà mình thỉnh thoảng lại nghe thấy có người bảo ăn mì chính ung thư. Ủa, ung thư ở đâu ra, ai bảo ung thư vậy trời.

Nay bạn mình chat xong nói liên thiên một hồi cũng nhắc tới vấn đề này. Để xua ngay cái ý nghĩ ăn mì chính gây ung thư của nó, mình lên tìm hiểu rồi giải thích cho nó. Đây là những gì mà mình đã ‘góp nhặt’ được trên báo chí nha mọi người.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ăn mì chính có thật là gây ung thư không mà khiến dân tình xôn xao sợ hãi?

Theo TS. Trương Đình Bắc (Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế) nhận định: mì chính cũng chỉ là thứ gia vị thông thường như muối, mắm, tương… Và nó không hề gây ung thư như nhiều người vẫn nói. Chỉ có điều, mì chính có chứa nhiều natri mà nhiều người lại có thói quen dùng vị ngọt của mì chính để ‘chữa mặn’. Việc này về lâu dài không hề tốt cho sức khỏe vì sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn máu, tăng áp lực cho mạch máu. Điều đó khiến tim phải làm việc nhiều hơn dẫn tới nguy cơ bị cao huyết áp và suy tim cao hơn.

Còn chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc - Dương Chấn Hoa cho hay: Rất nhiều người hiện nay bài trừ mì chính vì cho rằng đây là chất hóa học tổng hợp, sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, mì chính thực tế là sản phẩm được hình thành trong quá trình lên men glutamate với các nguyên liệu nói chung là tinh bột ngô. Do đó, nó được xem là thực phẩm tự nhiên chứ không phải hóa chất tổng hợp như mọi ngời nghĩ.

Với hạt nêm thì thành phần có hơi khác chút. Ngoài lượng bột ngọt thì hạt nêm còn thêm một số chất hương vị khác như mỡ gà, nucleotide và nhiều gia vị khác. Điều này khiến hương vị của hạt nêm phù hợp thị hiếu nhiều người hơn.

Còn việc nói rằng bột ngọt và hạt nêm gây ung thư thì ông Hoa cho rằng đó là nói quá. Bởi, thành phần chính của bột ngọt và hạt nêm là glutamate. Thành phần này ở nhiệt độ hơn 120 độ C dễ biến thành natri glutamate. Đây đúng là chất gây ung thư. Thế nhưng trong trường hợp bình thường, nhiệt độ nấu ăn không vượt quá 120 độ C được. Vì vậy, nó không thể gây ung thư được.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn; Internet

Còn về hiện tượng ‘say’ mì chính thì sao?

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho hay: Việc có người bị bủn rủn tay chân, tê mỏi… sau khi ăn mì chính có thể là do cơ địa mẫn cảm. Nó cũng giống như là có người bị dị ứng với hải sản, chỉ cần giảm hoặc ngừng ăn là được. Cũng có người bị khó thở, cơ thể và đầu óc uể oải, chân tay bủn rủn, mệt mỏi, khát khô cổ sau khi ăn mì chính. Khi gặp tình trạng này, cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi tầm 15 – 20p là được.

Giải thích về hiện tượng này, BS. Cao Hồng Phúc (Học viện Quân y, viện 103) đưa ra 2 lý do như sau:

+ Người dùng ăn phải thực phẩm nào đó có tác động lên hệ thần kinh đồng thời với việc ăn mì chính. Và chính những thực phẩm này gây ra các triệu chứng như ‘say’ chứ không phải mì chính. Những thực phẩm có thể tác động lên hệ thần kinh như nước chè đặc, cà phê đặc, ca cao… Khi đang đói và ăn bát bún phở, bạn lỡ tay cho thìa mì chính rồi sau đó lại uống nước chè hoặc cà phê. Lúc này, bún phở chưa kịp làm cơ thể tỉnh táo thì đã bị tác động bởi chè, cà phê. Những triệu chứng khó chịu như trên là do cà phê, nước chè đặc gây ra chứ không phải mì chính. Hơn nữa, đó không phải là biểu hiện của dị ứng hay ngộ độc thực phẩm.

+ Có thể bạn đã ăn quá nhiều mì chính khiến bạn bị ngộ độc mì chính chứ mì chính không hề gây hại. Cũng giống như việc sử dụng vitamin A, bình thường thì không có hại. Thế nhưng nếu dùng nhiều quá thì có thể trở thành thứ gây hại. Bởi vậy, nếu bạn vẫn bỏ một lượng thích hợp thì chẳng sao cả, miễn đừng nhiều quá là được.

Nên sử dụng mì chính thế nào để có lợi cho sức khỏe?

- Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và WHO cho biết: Mỗi người chỉ nên ăn 0-120 mg/kg thể trọng. Tức là người có cân nặng khoảng 50kg thì chỉ nên ăn 6gr mì chính mỗi ngày. Để đầu độc một người nặng 70kg thì chỉ cần 1,4kg mì chính.

- Viện dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) nước ta cũng khuyến cáo: Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên ăn còn người lớn thì không nên ăn quá 6gr/ngày.

- Đồng thời, mọi ngưỡi cũng chỉ nên nêm mì chính khi đã nấu chín thức ăn và tắt bếp ở nhiệt độ 70 – 90 độ C. Nếu muốn cho mì chính vào đồ ăn nguội thì nên hòa tan với nước ấm trước.

- Ngoài ra, mì chính khó hòa tan ở môi trường axit nên với món gỏi, nộm có giấm thì tốt nhất đừng bỏ vì không có lợi cho sức khỏe.

Đại diện Bộ Y tế: Mì chính không hại sức khỏe, không gây ung thư, chỉ có cách dùng là sai

Nguồn: Tổng hợp