Mình hay có thói quen là luộc trứng xong sẽ vớt ra rồi bỏ vào nước lạnh luôn, hoặc rửa nước lạnh để cho nó nhanh nguội lại dễ bóc. Mình để ý thấy rằng là khi làm như vậy, trứng dễ bóc hơn mà nó không bị dính cái phần lòng trắng. Vì thế, sau khi bóc, thành phẩm sẽ ‘nõn nà’, nhìn đẹp mắt hơn hẳn.

Đây là cách làm mà nhà mình truyền từ đời này sang đời kia rồi nên cứ nghĩ nhà ai cũng làm thế. Vậy mà hôm nọ chị chồng mình sang chơi đã hét vào mặt mình khi thấy mình cho trứng vào bát rồi xối nước lạnh. Chị ý bảo làm thế là vi khuẩn dễ xâm nhập rồi hại sức khỏe này kia. Mình ngơ ngác không hiểu tại sao ngâm trứng với nước lạnh thôi mà lại liên quan gì tới vi khuẩn ở đây.

hình ảnh

Trứng luộc xong vớt ra cho vào nước lạnh luôn. Ảnh minh họa, nguồn: VNE

Luộc trứng xong có nên vớt ra cho vào nước lạnh để nhanh nguội, dễ bóc không? Có ảnh hưởng gì đến chất lượng trứng không?

Theo Ths. BS Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay: Khi trứng luộc đã chín, người ta thường vớt ra rồi cho vào nước lạnh để trứng nhanh nguôi. Việc này không chỉ giúp trứng dễ bóc mà khi bóc, màng trứng và lòng trắng trứng còn không bị dính vào nhau. Do đó, thành phẩm sẽ nhìn đẹp hơn so với quả trứng khi bóc ra bị khuyết.

Hành động này là áp dụng cơ chế vật lý học, nóng nở ra và lạnh co lại. Khi trứng đang nóng mà gặp nước lạnh thì màng của trứng và phần lòng trắng sẽ tách nhau ra. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì đến chất lượng của trứng.

Quả trứng khi cho vào nước lạnh rồi bóc vẫn giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng, chứa đầy đủ các chất đạm, béo, canxi, sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin D, axt béo no, axit béo không no…

Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Lòng trắng trứng khó tiêu và có độ đồng hóa kém hơn là do chứa men antitrypsin. Nó ức chế men tiêu hóa của tụy và ruột. Khi đun nóng 80 độ C, men này sẽ bị phá hủy. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều thành các thành phần dinh dưỡng. Do đó, dù bạn ăn sống hay chín đều rất dễ đồng hóa và hấp thu.

Còn Lecithin có trong trứng thì mang khả năng điều hòa cholesterol, ngăn ngừa cholesterol xấu tích lũy. Chất này cũng đồng thời thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể.

Trong trứng mặc dù cũng có chứa cholesterol nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol. Vì thế, lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol của bản thân. Từ đó, phòng quá trình xơ vữa động mạch hiệu quả, đào thải cholesterol xấu ra ngoài cơ thể.

hình ảnh

Bóc trứng ngâm nước lạnh dễ bóc hơn. Ảnh minh họa, nguồn: LĐ

Vậy ăn trứng thế nào để mang lại lợi ích cho sức khỏe?

Báo cáo năm 2019 của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết: Người Mỹ tiêu thụ rất nhiều trứng, trung bình khoảng 279 quả/năm. Trong khi đó, TS. BS Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam) cho hay: Một quả trứng gà trung bình có chứa 187mg cholesterol. Mà Hiệp hội Tim mạch Mỹ từng khuyến nghị: Chúng ta nên nạp càng ít cholesterol càng tốt. Thế nên, mỗi người không nên nạp quá 187 mg cholesterol/ngày.

Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, liều lượng trứng được đưa ra như sau:

+ Với trẻ từ 7 tháng – 1 tuổi: Ăn 150mg/ngày.

+ Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Ăn 200mg/ngày.

+ Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Ăn 250mg/ngày.

+ Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Ăn: 375mg/ngày.

+ Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Ăn 550mg/ngày.

+ Người trưởng thành: 1 quả/ngày nhưng không nên ăn quá 3 – 4 quả/tuần.

+ Với người lớn mắc bệnh tim mạch: Không ăn quá 2 quả/tuần.

+ Người bị cao huyết áp hoặc mỡ máu cao: Không ăn quá 2 quả/tuần.

+ Người bị gout: Không ăn quá 3 quả/tuần.

Mặc dù trứng là thực phẩm mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao. Song, không phải cứ ăn càng nhiều là càng tốt. Mọi người cần chú ý tới liều lượng, vì cái gì cũng thế, kể cả đồ bổ, nhiều quá đều có thể trở thành ‘con dao hai lưỡi’ gây hại trở lại với sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp