Mặc dù dịch bệnh phức tạp, đang giãn cách xã hội và phải nghỉ làm ở nhà, nhưng các mẹ cũng đừng để nhịp sống của mình thay đổi quá mức nha.

Vừa rồi mình có đọc được câu chuyện trên một tờ báo thế này: Một người phụ nữ không đi làm do dịch nCoV, ở nhà rảnh rỗi quá nên chỉ ship đồ đến nhà để ăn, và cuối cùng phải nhập viện cấp cứu đấy ạ.

Người phụ nữ này là cô Ngô (42 tuổi, Trung Quốc), thời gian này do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên cô không đi làm. Ở nhà rảnh rỗi, cô Ngô thường gọi ship đồ uống rồi nằm trên giường xem phim giết thời gian.

Cũng vì món trà sữa là đồ uống yêu thích của cô Ngô bấy lâu nay, nên mỗi lần gọi ship, cô thậm chí có khi đặt tới 2 cốc và vừa nằm vừa xem mới thỏa cơn ghiền của mình.

Thế nhưng vào một buổi chiều khi đang xem phim, cô Ngô bất ngờ bị đau đầu dữ rồi rồi ngất lịm và hôn mê. Người nhà thấy vậy vội gọi xe cứu thương đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô Ngô bị nghẽn mạch máu não diện rộng. Mặc dù được cấp cứu ngay sau đó, nhưng cuối cùng cô Ngô vẫn liệt nửa người.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vì sao người phụ nữ 42 tuổi bị hôn mê bất tỉnh và liệt nửa người vì uống trà sữa?

Hóa ra cách đây 2 năm, cô Ngô được chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu, nhưng thay vì chú ý sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thì cô lại thường ăn uống không kiểm soát.

Đặc biệt là khi dịch bệnh nCoV bùng phát khiến cô phải nghỉ làm suốt 2 năm nay. Thời gian ở nhà ít vận động, cân nặng của cô tăng đáng kể.

Hôm xảy ra sự việc, cô Ngô đang xem phim kinh dị. Theo dõi tình tiết phim quá giật gân, cô Ngô cầm cốc trà sữa uống để trấn tĩnh thì đột nhiên bị đau đầu rồi bất tỉnh.

Nhìn cô Ngôn không thể di chuyển bình thường suốt quãng đời còn lại, người nhà vô cùng đau lòng. Họ ân hận vì trước đó đã không hướng dẫn cô duy trì chế độ ăn lành mạnh dẫn đến sự việc đáng tiếc nhưng đã quá muộn.

Nói về tình trạng sức khỏe cô Ngô, bác sĩ cho biết người mắc mỡ máu cao lâu ngày dễ hình thành các cục máu đông, mảng bám ở thành trong mạch, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.

Việc xúc động quá mức sẽ làm huyết áp tăng cao, dễ gây rơi các phần huyết khối, từ đó gây nhồi máu não nguy hiểm.

Giải thích với tác hại của trà sữa với bệnh mỡ máu cao như cô Ngô mắc phải, bác sĩ cho biết: Trong trà sữa chứa nhiều creamer – chất này là một loại axit béo chuyển hóa. Khi đi vào cơ thể, chất creamer rất khó tiêu. Nếu như uống lượng lớn chất này sẽ khiến lượng mỡ máu tăng cao không kiểm soát.

Trà sữa ngoài vị béo ngậy hấp dẫn còn chứa rất nhiều đường. Ước tính, mỗi ly trà sữa thường chứa tới 11-62g đường (trung bình là 34g mỗi cốc). Trong khi theo khuyến cáo, lượng đường tối đa nạp vào cơ thể không quá 50g mỗi ngày. Nên kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể dưới 25g để không gây hại sức khỏe.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Từ trường hợp bệnh người phụ nữ 42 tuổi, bác sĩ nhấn mạnh cần hết sức chú ý đến 3 dấu hiệu nhồi máu não sau đây:

- Đau đầu: Não chứa nhiều mạch máu

Trong rường hợp mạch máu bị tắc nghẽn sẽ dẫn tới thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ. Điều này có thể làm tổn thương dây thần kinh não tương ứng, thậm chí gây c.h.ế.t dây thần kinh não và gây đau đầu.

- Tê bì chân tay:Mạch máu tắc nghẽn sẽ gây khó khăn cho việc cung cấp máu

Chân tay là các bộ phận nằm  ở xa tim, lúc này chúng khó có thể nhận được lưu lượng máu như bình thường. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy tình trạng tê bì chân tay.

- Suy giảm thị lực: Dấu hiệu nhồi máu não

Nếu như bạn thấy thị lực của mình bị giảm sút đột ngột, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh nhồi máu não. Bởi vì bình thường động mạch thị giác cần động mạch cảnh cung cấp máu, nếu như mạch máu não tắc nghẽn sẽ dẫn đến nguồn cung cấp máu hệ thống thị giác bị suy giảm.

Ngoài việc cần theo dõi các dấu hiệu nhồi máu não, các mẹ cũng cần để phòng bệnh từ thói quen và lối sống đơn giản hàng ngày như sau:

- Tránh tình trạng béo phì bằng cách ăn uống khoa học, điều độ và tập thể dục hàng ngày.

- Tăng cường ăn rau, hoa quả và hạn chế chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.

- Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.

- Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực như: Không hút thuốc lá, không lạm dụng bia rượu hoặc sử dụng các chất kích thích.

- Nên kiểm soát và điều trị tốt các bệnh: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch... bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu và lượng mỡ trong máu.

>> Đọc thêm: Đừng chỉ theo dõi sốt, ho, 8 triệu chứng phát ban có thể là dấu hiệu đã mắc nCoV

Nguồn: Tổng hợp