Tôm rất ngon lại tốt cho sức khỏe, bởi nó rất giàu protein, vitamin D và chứa ít calo. Ngoài ra, tôm còn rất giàu canxi, sắt, axit béo và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể nữa.

Cụ thể, tôm chứa 20% protein, gấp vài tới chục lần so với cá, trứng và sữa, trong khi đây là một trong những thực phẩm có hàm lượng protein cao.

Nhờ vậy mà ăn tôm có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người, nuôi dưỡng cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của xương và chữa suy nhược thần kinh. Ngoai ra, tôm còn giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, tôm dù bổ đến mấy cũng không nên ăn 2 bộ phận trên thực phẩm này. Hơn nữa cũng không phải ăn được tôm đâu mọi người ạ.

Vậy đó là những bộ phận gì và những ai không nên ăn tôm?

Sau khi đọc thông tin trên báo, mình đã có câu trả lời rồi, giờ chia sẻ cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

Tôm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Ảnh minh họa/Nguồn: Health

2 bộ phận trên con tôm không nên ăn bao gồm:

Đầu tiên, là đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen trên lưng tôm chính là đường ruột, hệ tiêu hóa của con tôm.

Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to và nó chứa các chất cặn bã bao gồm thức ăn chưa tiêu hóa, cặn thức ăn đã tiêu hóa, cặn lắng và các chất chuyển hóa. Nếu còn tôm càng to thì lượng cặn bã này càng nhiều.

Những chất cặn này khiến mọi người khi ăn tôm sẽ có cảm giác lạo xạo, có mùi tanh và khó ăn.

Hơn nữa nghiên cứu cho thấy, các chất trên đường chỉ đen này không chỉ bẩn mà còn chứa độc tố gây hại cho cơ thể. Vì vậy, tôt nhất bạn nên loại bỏ đường chỉ này trước khi nấu ăn để đảm bảo món ăn được sạch và yên tâm hơn.

Bộ phận thứ 2, là đầu tôm

Đầu tôm là nơi tập trung nội tạng của tôm, dinh dưỡng ở phần này rất hạn chế. Đây cũng là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen.

Với những mẹ bầu, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, nên nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng dị tật thai nhi hoặc sảy thai.

Vì vậy, với những con tôm to cần phải chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Khi mua tôm cũng cần quan sát kỹ phần đầu, nếu thấy đầu tôm chuyển màu đen thì có khả năng chúng đã bị nhiễm kim loại, ký sinh trùng và các độc tố gây hại.

hình ảnh

Tôm rất ngon nhưng không phải bộ phận nào cũng ăn được. Ảnh minh họa/Nguồn: Health

5 người không nên ăn tôm bao gồm:

- Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Những người này không nên ăn nhiều tôm hoặc hải sản nói chung, bởi việc vì nếu dung nạp lượng purine quá mức sẽ dễ gây lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp, từ đó khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

- Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản cũng có thể bị dị ứng tôm, nếu ăn có thể gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ.

- Người đang bị hen suyễn

Những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn. Bởi vì ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, gây co thắt cơ khí quản.

- Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

Do hàm I-ốt trong tôm và các hải sản rất nhiều, vì thế sẽ khiến cho tình trạng bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Do đó, với những người đang có vấn đề về tuyến giáp, tốt nhất hạn chế ăn tôm.

- Người đang bị ho

Những người bị ho tốt nhất không ăn tôm cho đến khi bệnh dứt hẳn, bởi vỏ tôm và càng tôm rất dễ mắc ở cổ họng khi ăn, từ đó gây ho và ngứa hơn.

Hơn nữa, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn, vì hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ thực phẩm này, từ đó khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng và lâu khỏi hơn. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng như vậy, nhưng như báo chí đã nói ở trên, có 2 bộ phận trên thực phẩm này không tốt nên mọi người nhớ tránh ăn nha. Ngoài ra, những người trong danh sách kể trên cũng cần cân nhắc khi ăn tôm để tránh những phản ứng phụ có thể mang lại nha.