Nhiều bác sĩ đã cảnh báo rằng, có những bộ phận tuyệt đối không được ăn dù chỉ một miếng, nếu không muốn bệnh đeo bám, cái chết cận kề.



Nói đến thịt lợn thì không ai còn xa lạ với loại thực phẩm này nữa bởi nó xuất hiện từ ngày này qua ngày khác trên mâm cơm của nhiều gia đình. Ăn thịt lợn giúp cung cấp nguồn chất đạm, chất béo, khoáng chất… mà cơ thể cần để hoạt động và làm việc. Thịt lợn ngon, dễ ăn, dường như ai cũng có thể ăn được loại thịt này một cách dễ dàng.


webtretho


Những bộ phận của lợn không nên ăn (Ảnh minh họa)



Hơn thế nữa, bộ phận nào của lợn cũng ăn được cả, từ thịt đầu lợn (gồm tai, mũi, lưỡi, não) đến thịt vai, thịt mông, thịt bụng, chân giò, thịt nạc, mỡ lợn, xương (xương sườn, xương sống, xương hom)… Đều có thể chế biến các món ăn như luộc, xào, rán, quay, hầm… Ngoài ra, bộ lòng lợn (gồm tim, gan, bầu dục, ruột non, ruột già) cũng đều có thể chế biến thành các món ăn.



Thấy vậy thôi nhưng sự thật lại hoàn toàn khác đấy các bạn. Vì các chuyên gia đã cảnh báo rằng, có một số bộ phận của lợn mà bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe, không rước bệnh vào người.



Tiết lợn có chứa nhiều độc tố



Trong những thực phẩm có tác dụng bổ sung sắt và bổ máu thì tiết lợn đứng đầu bảng lựa chọn. Chỉ cần con lợn khỏe mạnh, sản phẩm từ tiết được chế biến an toàn là có thể dùng được.


Nhưng nếu như bạn không cẩn thận mà mua phải lợn chết, lợn bệnh hoặc tiết lợn không còn tươi mới thì đó lại là một vấn đề khác.


Tiết của lợn nếu đã được nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống thì rất có hại, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.


webtretho


Không nên ăn tiết canh lợn (Ảnh minh họa)


Dẫn chứng là 9 ca hoại tử vì liên cầu lợn do ăn tiết canh và tiếp xúc với lợn bệnh tại bệnh viện Nhiệt Đới vào năm 2017. Trong đó, có người đã tử vong, có người bị hoại tử nặng bị cưa chân, tay.



Thực tế, tại Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp và thậm chí tử vong. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Đó là hồi chuông cảnh báo cho những người hay ăn tiết canh mà bỏ qua lời khuyên của bác sĩ.



Gan lợn - Nơi thải độc tố trong cơ thể động vật



Gan lợn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như cholesterol và kim loại nặng. Tuy nhiên, nếu thấy bộ phận này giàu dưỡng chất như thế mà ăn thường xuyên thì quả là một sai lầm cực lớn. Vì không chỉ riêng gan lợn mà hầu hết các loại gan động vật đều không nên ăn nhiều. Lí do là bởi gan chịu trách nhiệm thải độc cho cơ thể, do đó nó thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại. Nó không chỉ là chất độc hay vi khuẩn thông thường mà còn có thể là kim loại nặng, về lâu dài dễ tăng nguy cơ ung thư nội tạng. Nếu ăn gan, những người già yếu hay mắc bệnh tim mạch sẽ dễ dàng nạp thêm chất độc hại vào cơ thể.


Do đó, khi mua gan lợn ăn, bạn cần phải chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Bên cạnh đó, trước khi chế biến, bạn nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.


Người bình thường khỏe mạnh cũng không nên ăn gan quá nhiều, phải cân nhắc số lượng ăn làm sao để cơ thể có khả năng đào thải độc tố tốt nhất.


Phổi lợn có nhiều bụi bẩn



Phổi lợn là nơi tập trung rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bởi đây là bộ phận trao đổi khí với bên ngoài. Với đặc trưng hay dí mũi của mình xuống đất, lợn càng có nguy cơ tích tụ nhiều lượng bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày cực lớn. Khi ăn bộ phận này, chúng ta rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên là việc chế biến sạch sẽ kèm sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.


Ruột lợn (lòng lợn) là nơi chứa chất thải ra của con lợn, rất bẩn



Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người, đặc biệt đây là món “chiến” của những quý ông thích “lai rai”. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe của bạn.


Chỉ có điều khi ăn món này có thể chúng ta quên mất một điều rằng, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh… Nghe đến đây, bạn thấy lòng lợn có bẩn không?
webtretho


Ăn lòng lợn rất nguy hiểm cho sức khỏe (Ảnh minh họa)


TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn: Mặc dù nội tạng động vật và huyết động vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein, sắt và các loại vitamin, nhưng lại có hàm lượng cholesterol cao, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán, liên cầu lợn Streptococcus suis.


Nếu bạn ăn trong tình trạng chưa chín, nội tạng động vật không được chế biến kỹ, không có nguồn gốc rõ ràng, những loại vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể người, và gây bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.


Óc lợn, nghe nói bổ nhưng chưa chắc bổ



Nhiều mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn ép con ăn, nhưng kỳ thực óc lợn không hề có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não như đồn đại. Trái lại ăn nhiều óc lợn còn khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…


Óc lợn rất giàu dưỡng chất. Các chỉ số thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.


PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nhấn mạnh, óc lợn cũng chứa hàm lượng cholesterol cực cao, không tốt cho người già cũng như người mắc bệnh tim mạch dù đây là bộ phận chứa nhiều canxi, photpho, sắt. Do đó, đây cũng là bộ phận của lợn không nên ăn nhiều.


Trên đây là những bộ phận của lợn được các chuyên gia lên tiếng cảnh báo hạn chế ăn để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn độc hại cũng như các bệnh lý khác, chị em nội trợ cần hết sức thận trọng khi lựa chọn loại thực phẩm an toàn cho bữa ăn của gia đình mình nhé!