Các mẹ ơi, ai còn có thói quen ăn trái cây để tráng miệng ngay sau bữa ăn thì em khuyên nên bỏ sớm đi ạ. Em cũng vì thói quen này mà giờ đang phải chịu cơn đau do bệnh dạ dày gây ra đây này.

Chẳng là từ hồi ra ngoài Hà Nội thì em bắt đầu có thói quen ăn cơm xong phải có hoa quả tráng miệng. Thói quen này được em duy trì suốt từ hồi đó đến giờ, tới nay cũng hơn chục năm rồi.

Trước kia, em cứ nghĩ ăn trái cây tốt cho sức khỏe nên ăn lúc nào cũng sẽ có lợi ích. Tuy nhiên, em để ý thì sau đợt đó em có hay bị đau bụng khu vực dạ dày ấy. Bản thân em thì ăn uống đúng giờ, ngày ba bữa không sót bữa nào. Hơn nữa, cuộc sống của em cũng khá nhẹ nhàng, không gặp phải áp lực gì cả. Tối thì 10 giờ đã ngủ rồi. Em cũng đi bộ hoặc chạy bộ vào mỗi buổi chiều.

Vì đợt này đau quá nên em mới đi khám thì bác sĩ nói em bị đau dạ dày. Em thấy lạ ghê, nên mới hỏi sao lại thế được. Vì theo em được biết, bệnh dạ dày này là bệnh mãn tính và nó hoàn toàn có thể phát triển thành khối u nên em lo lắm.

Bác sĩ nghe xong thì hỏi em có bao giờ ăn hoa quả ngay sau bữa ăn không. Em mới kêu là thường xuyên. Rồi bác sĩ giải thích cho em rằng là, ăn hoa quả đúng là rất tốt nhưng nếu ăn ngay sau bữa ăn thì có thể tăng nguy cơ bị đau dạ dày đó.

Lúc này, em mới ngớ người luôn vì không nghĩ thói quen mình tưởng tốt mà lại hại sức khỏe thế. Em nghĩ đây là thói quen mà rất nhiều người trong chúng ta có đó ạ. Bởi, em đi tới chơi nhà ai cũng có kiểu ăn xong thì có đĩa hoa quả tráng miệng.

Em cũng tìm hiểu trên báo rồi, đúng là nó gây hại thật các mẹ ạ. Thông tin cụ thể, em chia sẻ ở phần bên dưới, các mẹ xem mà tránh nè nha.

Nhiều người có thói quen ăn trái cây ngay sau bữa cơm

Nhiều người có thói quen ăn trái cây ngay sau bữa cơm. Ảnh minh họa, nguồn: Eva

Thói quen ăn trái cây sau bữa ăn gây ra những hệ lụy nào với sức khỏe?

+ Tăng khả năng hình thành độc tố:

Tờ Thanh Niên đưa tin: Nhiều người thích thưởng thức trái cây sau bữa ăn nhưng theo y học cổ đại Ấn Độ, đây là hành động nên tránh. Bởi, nó có thể dẫn tới sự hình thành độc tố.

Cụ thể, trái cây là thực phẩm dễ tiêu hóa hơn các thực phẩm khác mà chúng ta sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Nếu trái cây ở trong hệ thống tiêu hóa quá mức cần thiết thì có thể tạo ra chất độc.

Lượng chất độc được hình thành sẽ bị đẩy xuống gan. Lúc này, gan buộc phải làm việc nhiều hơn để đào thải nó ra bên ngoài. Điều này làm tăng áp lực cho gan và khiến gan dễ bị tổn thương.

+ Hại dạ dày:

Khi chúng ta ăn, thức ăn cần một khoảng thời gian để tiêu hóa hết. Trong số thực phẩm mà chúng ta ăn vào có cả những loại khó tiêu hóa. Trong khi đó, như đã nói thì trái cây lại dễ tiêu hóa hơn. Vì thế, nó buộc phải ở trong dạ dày cho tới khi thức ăn khó tiêu nhất được tiêu hóa xong.

Hậu quả là trái cây thường ở trong dạ dày lâu và bắt đầu lên men. TS. Dixa Bhavsar (chuyên gia y học cổ đại Ấn Độ) nói rằng trái cây sẽ được ‘làm chín quá mức’, nó giống như rổ trái cây chín được phơi ngoài nắng. Điều đó làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Y học cổ đại Ấn Độ gọi hỗn hợp được làm chín quá mức rồi lên men là hiện tượng tạo ra độc tố do thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách. Các chất thải có tính axit và ẩm ướt này tích lại ở hệ tiêu hóa và ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Đầu tiên, nó cản trở sự bài tiết dịch, ngăn không cho cơ thể gấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời, góp phần gây ra chứng khó tiêu, nhạy cảm với thực phẩm, viêm ruột.

Chuyên gia cảnh báo thói quen ăn trái cây ngay sau bữa cơm gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo thói quen ăn trái cây ngay sau bữa cơm gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: PN&GĐ

+ Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì:

BS. Melina Champolis (chuyên gia dinh dưỡng Mỹ) cho hay: Trong trái cây có hàm lượng calo trung bình nhiều gấp 3 lần rau củ bình thường mà chúng ta dùng trong bữa ăn. Do đó, việc ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ khiến cân nặng của bạn tăng lên, từ đó khiến bạn có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.

+ Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường:

Trái cây cũng là thực phẩm có nhiều cellulose, hemicellulose, pectin… Đây là những chất có khả năng hấp thụ nước rất mạnh.

Khi đi vào dạ dày, chúng hấp thụ nước và nở bung ra. Từ đó mang tới cảm giác no, đầy hơi, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu hóa. Hơn nữa, nếu cơ thể có quá nhiều cellulose thì cũng khiến đường huyết tăng lên. Điều này rất không tốt với những người bị đái tháo đường. Với người bình thường, nó dễ dẫn tới tình trạng thừa đường và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vậy chúng ta nên ăn trái cây khi nào thì hợp lý?

Theo các chuyên gia, để cơ thể hấp thụ được trọn vẹn chất dinh dưỡng trong trái cây, bạn nên ăn trước bữa ăn chính từ 30 – 60 phút.

Một số nghiên cứu đã chứng minh: Ăn trái cây trước bữa chính giúp giảm béo và cải thiện tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Không chỉ thế, bạn cũng nên tập thói quen ăn xen kẽ trái cây trong bữa ăn để tăng cường hệ tiêu hóa. Song, bạn cần nhớ rằng không nên lạm dụng. Với những người bị bệnh liên quan tới dạ dày thì nên tránh ăn trái cây trước khi ăn nhất là những loại có nhiều axit như cam, quýt, bười…

Bạn nên ăn trái cây trước bữa ăn từ 30 - 60 phút

Bạn nên ăn trái cây trước bữa ăn từ 30 - 60 phút. Ảnh minh họa, nguồn: VGT

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau mỗi khi ăn hoa quả để mang tới hiệu quả tốt nhất

+ Cần phải ăn cả hoa quả và rau xanh

Nhiều người nghĩ rằng mình ăn hoa quả thì không cần rau xanh nữa vì hoa quả cũng có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng, chất xơ tồn tại trong rau củ và trái cây là hai loại khác nhau. Chúng có những đặc điểm dinh dưỡng riêng. Hơn nữa, lượng vitamin, khoáng chất và muối vô cơ trong rau củ cũng nhiều hơn hoa quả. Vì thế, bạn cần phải ăn cả hai loại chứ đừng nghĩ ăn hoa quả thì bỏ rau đi được.

Không chỉ thế, việc lạm dụng chỉ ăn mỗi trái cây còn làm tăng đường huyết. Lý do là vì trong trái cây thường có nhiều đường hơn. Việc này vô tình làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo: Tốt nhất, bạn hãy ăn cả hai loại. Hãy dùng hoa quả để tăng thêm lượng chất xơ cho cơ thể.

+ Không ăn hoa quả để lâu trong tủ lạnh:

Ngày nay, vì bận rộn nên nhiều gia đình thường mua nhiều trái cây bỏ tủ lạnh để ăn dần. Việc này đúng là tiện lợi và có ích nhưng với điều kiện bạn chỉ để một vài ngày. Nếu để quá lâu, các chất dinh dưỡng trong đó sẽ biến mất, khôn mang lại lợi ích gì khi ăn.

Không chỉ thế, hoa quả để lâu trong tủ còn có thể sản sinh ra vi khuẩn và gây ra cơn đau bụng, rối loạn tiêu hóa thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Cần tuân thủ những lưu ý khi ăn

Cần tuân thủ những lưu ý khi ăn. Ảnh minh họa, nguồn: PLO

+ Rửa sạch trước khi ăn:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hoa quả. Vì thế, bạn cần cân nhắc trước khi mua. Chỉ nên mua những loại có nguồn gốc rõ ràng. Đừng ham những loại hoa quả đẹp mắt, bóng, căng và mới. Bởi, nó có thể chứa nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nguy hiểm cho cơ thể chúng ta.

Sau khi mua trái cây về, tốt nhất bạn nên rửa sạch dưới vòi nước, gọt vỏ trước khi ăn.

+ Không ăn mỗi hoa quả khi giảm cân:

Nhiều chị em phụ nữ thực hiện chế độ ăn kiêng khắt khe. Họ cho rằng chỉ cần nạp chất xơ là đủ, mà rau xanh thì khó ăn hơn nên thường sẽ lựa chọn trái cây. Vì nó có sự đa dạng về màu sắc, mùi vị…

Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng: Cơ thể con người cần bổ sung hơn 50 loại chất dinh dưỡng mỗi ngày. Trong đó, protein và chất béo đảm nhận vai trò là năng lượng duy trì sự sống. CÒn chất xơ, đường trong tinh bột thì có nhiệm vị hỗ trợ chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, sản xuất và tái tạo tế bào.

Trong hoa quả thường chứa phần lớn là nước. Nó có thể bổ sung nước cho cơ thể nhưng không hề cung cấp chất đạm. Điều này dẫn tới việc cơ thể bị thiếu hụt chất đạm sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu.

Đó là còn chưa kể, trong trái cây có nhiều đường. Mặc dù nó giúp chúng ta ổn định đường huyết nhưng lại không hề cung cấp các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Điều này khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do thiếu chất.

+ Không phải loại trái cây nào ăn cùng nhau cũng tốt cho sức khỏe:

Khi ăn hoa quả, bạn cần chú ý vì có những loại tương khắc với nhau, nhất là những người có ý định kết hợp chúng nhau để làm nước ép, sinh tố. Cụ thể:

  • Dưa chuột không thích hợp dùng chung với các loại trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào như cam, chanh… Bởi, các thành phần trong dưa leo có thể triệt tiêu công dụng của vitamin C trong trái cây khác.
  • Dưa hấu chỉ nên ăn hoặc ép nước một mình, không thích hợp để dùng chung với các loại khác. Đồng thời, dưa hấu cũng không thích hợp để ăn nhiều. Bởi, loại trái cây này vốn có tính hàn nên dễ khiến bạn bị đau bụng, lạnh bụng, tiểu nhiều. Đặc biệt, trong những ngày ‘nguyệt sự’ thì không nên ăn vì dễ khiến vùng phụ khoa bị lạnh, khiến máu không lưu thông và gây đau bụng.
  • Đã uống sữa bò thì không ăn quýt trước và sau đó 1 tiếng đồng hồ và ngược lại. Bởi, protein trong sữa bò khi gặp các chất dinh dưỡng trong quýt sẽ bị đông lại. Từ đó khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn, có thể gây ra triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
  • Thèm mấy cũng không được ăn quá nhiều trái cây có vị chua. Bởi, tính axit trong đó có thể khiến dạ dày bị tổn thương. Từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
  • Xoài, ổi, mít, nhãn, vải, sầu riêng… là những loại trái cây có tính nóng, không thích hợp ăn nhiều. Bởi, nó có thể gây nhiệt miệng, nóng trong, nổi mụn.
  • Chuối rất giàu magie và kali nên không thích hợp ăn nhiều vào lúc đói. Bởi, nó có thể gây ức chế mạch máu, rất hại sức khỏe.

Đây là những thông tin mà em tìm hiểu được trên báo các mẹ ạ. Toàn là những điều nhỏ nhặt nhưng em nghĩ không phải ai cũng biết đâu. Giờ ăn uống không thiếu nhưng phải ăn sao để có ích cho sức khỏe các mẹ nhé.