Mối quan hệ giữa bác sĩ và người nhà bệnh nhân chỉ tốt đẹp khi ca phẫu thuật thành công, người bệnh khỏi bệnh và bác sĩ sẽ trở thành ân nhân của cả gia đình. Nhưng nếu bệnh nhân đó gặp biến chứng hay mất mạng… thì người ân nhân đó lắp tức trở thành tội đồ.



Em vừa xem được một đoạn clip cả gia đình người nhà bệnh nhân vừa thiệt mạng vay quanh bác sĩ, dùng những lời lẽ hãn chửi bới, nhục mạ, mày tao, xỉa xói người bác sĩ đã mổ cho bà, và kết tội bác sĩ đó giết người… Tự nhiên em nghĩ, riết rồi còn ai dám làm bác sĩ nữa, khi mọi tội lỗi chưa xác định đúng hay sai đều giáng xuống đầu bác sĩ.



Em thấy trong chuyện này có nhiêu vấn đề, chứ không hẵn do bác sĩ như người nhà bệnh nhân kết luận bác sĩ giết người. Thiên chức của bác sĩ là cứu người, giúp người, nếu muốn giết người thì không ai đi học làm bác sĩ để làm gì.


Em xin chia sẽ lại bài viết và đoạn clip mà em xem được, mong các mẹ vào xem để phân định ai đúng, ai sai mà lấy lại công bằng cho người phải.




Ảnh minh họa.




Dưới đây là thông tin mà em đọc được trên một fanpage về y học chia sẻ thông tin và clip:



“Bà Nguyễn Thị Hồng (SN 1938, trú tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), bị té trong nhà vệ sinh lúc 3 giờ sáng ngày 9/7/2017. Bà được đưa vào bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, và được xác định gãy kín liên mấu chuyển xương đùi phải phức tạp.



Ngày 12/7/2017 bà được mổ. Sau đó tình trạng xấu dần và tử vong. Giải phẫu tử thi xác định nguyên nhân tử vong là nhồi máu phổi. Người nhà phản ứng dữ dội, kết luận là bác sĩ giết bà, và bắt bác sĩ phải kí vào một văn bản mà người nhà viết ra. Họ hung hãn chửi bới, nhục mạ, mày tao, xỉa xói người bác sĩ đã mổ cho bà, và kết tội bác sĩ đó giết người.



Có một thực tế mà tôi không muốn nói đến, vì nó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân. Nhưng đến hôm nay, khi cả một đám người tranh nhau xỉa xói, nhắc đi nhắc lại “mày giết mẹ tao chết, mày phải nhận tội”, thì tôi không thể im lặng được.



Gãy liên mấu chuyển xương đùi là một trong các loại gãy của khu vực cổ và đầu trên xương đùi. Tại nước Mỹ, nước có nền y học hiện đại hàng đầu thế giới, sau 1 năm điều trị bệnh lí này, 25% số người bị gãy cổ xương đùi tử vong, số còn lại thì hơn 1 nửa là tàn phế vĩnh viễn. Theo một báo cáo năm 2015, tại Cộng hòa Séc, nước phát triển hơn chúng ta rất nhiều, sau 1 năm, 38% số bệnh nhân loại này tử vong, sau 2 năm, số này là 45%, và sau 3 năm, chỉ còn 31% sống sót.



Như vậy, tỉ lệ tử vong của loại bệnh này rất cao. Và thật trùng hợp, gần như tất cả các nghiên cứu đều kết luận, nguyên nhân tử vong hàng đầu của bệnh này là viêm phổi, suy hô hấp và nhồi máu phổi. Như vậy, ngoài kết quả giải phẫu tử thi thì những điều trên cũng giúp khẳng định chắc chắn, các bác sĩ và nhân viên y tế ở bệnh viện Việt nam – Thụy Điển Uông Bí không phải thủ phạm giết bệnh nhân này.



Đây thực chất là một trong các hướng diễn biến của bệnh: sống khỏe, sống tàn phế, hoặc tử vong. Tỉ lệ tử vong rất cao, tỉ lệ sống khỏe rất ít. Và bệnh nhân này đã tử vong. Như vậy, đây là một trường hợp diễn biến theo đúng qui luật. Với nền kinh tế còn rất nghèo nàn, GDP đầu người thua xa Mỹ và Cộng hòa Séc, nền y tế vì thế cũng không thể hiện đại bằng họ, thì ở ta, việc bệnh nhân tử vong sau gãy xương dù có được mổ vẫn có thể là diễn biến theo số đông nhất.



Để giảm nhẹ đi sự bức xúc của người dân, ngành y gọi đây là biến chứng. Ở các nước tiên tiến, họ gọi đây là sự cố y khoa, nhưng chúng ta, các thầy thuốc Việt nam, vẫn muốn nhận về mình một phần lỗi, nên chúng ta vẫn thường sử dụng từ biến chứng.



Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân lại không muốn như vậy, và không chịu tin rằng đây là sự cố, hay biến chứng, hay đó là một trong các hướng diễn tiến, mà chỉ muốn qui ra thành án mạng. Vậy, ai là thủ phạm giết bà bệnh nhân này?



Với những gì tôi viết trên đây, chắc nhiều người lại đổ cho ông Trời, rằng ông trời là thủ phạm giết bà bệnh nhân này, rằng Trời kêu ai nấy dạ. Không ông Trời không có thật. Phải có người chịu trách nhiệm. Không thể đổ hết tội lỗi cho ông Trời.



Không đâu. Nếu phải tìm ra thủ phạm, tôi sẽ chỉ đích danh: đó là người nhà bà, những người đang xỉa xói vị bác sĩ kia. Họ chính là thủ phạm giết bà. Họ phải chấm dứt ngay việc buộc tội người khác. Và nếu có một chút lương tâm, thì hãy sám hối, quì xuống tạ lỗi với bà, và xin lỗi ngành y về những hành động hung hãn và vô giáo dục của mình.



Tại sao tôi nói người nhà bà là thủ phạm? Vì họ đã để cho bà té, dẫn đến gãy xương. Vì họ đã không quan tâm, chăm sóc cho bà, để không biết bà bị loãng xương, chỉ cần một cú té nhẹ là gãy xương.



Thường thì tôi vẫn chia sẻ sự mất mát của người nhà, chia buồn vì gia đình họ phải chịu tang. Nhưng lần này thì không. Không thể chia buồn với những kẻ giết người. Thật đáng buồn cho bà cụ, bị con cháu của mình giết chết. Mà bây giờ chúng còn nhao nhao đổ vấy cho người bác sĩ đã cố gắng cứu bà.



Không biết ở dưới suối vàng, bà cụ có thể nhắm mắt được không khi chính con cháu bà giết bà mà còn hung hãn xỉa xói, mày mày tao tao, kết tội bác sĩ, người đã tận tình với bà.”



Đây là đoạn clip được chia sẻ: Ai giết bệnh nhân gãy liên mấu chuyển ở Quảng Ninh?



Khi xem đoạn clip liên quan đến vụ bệnh nhân gãy liên mấu chuyển ở Quảng Ninh bị gia đình bệnh nhân vây quanh dùng nhiều lời chữi bới, nhục mạ… một người chị em quen làm trong ngành y, chỉ biết lắc đầu ngán ngầm với cái nghề của mình.



Làm ngành y, tức là bạn đang nằm trong tay sinh mạng của rất nhiều người, chỉ một chút sơ suất sẽ làm bệnh nhân thiệt mạng. Thế nên, bác sĩ luôn là người phải tỉnh táo để có thể giải quyết hết những gì có thể xảy ra với bệnh nhân mà mình điều trị và họ có rất nhiều áp lực mà bản thân phải gồng mình gánh lấy.



Và chỉ khi bản thân chúng ta làm trong nghề mới trải nghiệm được hết những cung bậc cảm xúc đó. Người chị của em cũng đã trải qua cảm giác của cả bác sĩ và người nhà bệnh nhân, khi người nhà của chị cũng đã mất mạng trong một ca phẫu thuật.


Nếu cũng giống như những người trong clip trên, thì có lẽ chị đã đi kiện, sẽ làm lớn chuyện, sẽ bắt bác sĩ chịu trách nhiệm… Thế nhưng, chị là người trong ngành nên chị hiểu hết những sơ suất, những biến cố có thể xảy ra mà có khi là từ phía người nhà bệnh nhân.



Một là: Bệnh nhân được phẫu thuật có kích uống với một loại thuốc nào đó nhưng gia đình không biết hay không nói với bác sĩ nên để xảy ra những trường hợp đáng tiếc sốc phản vệ.



Hai là: Do thể trạng của bệnh nhân yếu nên không đủ sức chịu đựng những ca phẫu thuật như thế. Huống chi là gãy liên mấu chuyển xương đùi là một trong các loại gãy của khu vực cổ và đầu trên xương đùi. Dù được điều trị ở nước tiên tiến thì 25% số người bị gãy cổ xương đùi tử vong, số còn lại thì hơn 1 nửa là tàn phế vĩnh viễn.



Ba là: Rất nhiều người nhà bệnh nhân không biết, sẽ cho người bệnh sắp phẫu thuật uống nước. Đôi khi chỉ vì hành động nhỏ này mà gây ra tràn dịch khoang màng phổi gây và dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.



Em hiểu cảm giác của người có người nhà mất trong những trường hợp như thế này, nhưng thay vì lớn tiếng chửi bới, nhục mạ thì tại sao không cùng ngồi lại với bác sĩ để tiềm hiểu nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này. Huống chi tính trạng gãy liên mấu chuyển xương đùi củ bà cụ 79 tuổi không hề đơn giản như người nhà nghĩ.



Xem thêm bài viết:


Đây mới là kẻ đáng tội khiến 8 người chạy thận ở Hòa Bình mất mạng chứ không phải bác sĩ Lương


Bác sĩ tâm lý khẳng định những mẹ trầm cảm sau sinh có thể giết con bất cứ lúc nào


Em bị đau vùng kín, đi khám bác sĩ dọa nếu không làm sớm sẽ bị ung thư, vô sinh và kết quả là thế này đây