Dạo này em bị bệnh mà, bác sĩ dặn phải kiêng các thể loại thịt đỏ, ưu tiên thịt trắng. Vì thế nhà em hôm nào cũng ăn cá luôn ấy các mẹ. Nó không chỉ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn lành nữa. Thế nhưng mà các mẹ ạ, không phải phần nào của con cá cũng ăn được đâu nha. Em tuần trước vừa mới phải nhập viện do bị nhiễm sán trong gan vì ăn ruột cá đấy ạ. Khổ, mấy hôm chồng em đã bảo là đừng có ăn ruột cá vì có thể chứa ký sinh trùng đấy mà em không nghe cơ. Xong giờ thì phải chịu tội như này đây.

Em tìm hiểu qua báo chí thì được biết có những bộ phận của cá cực độc, tốt nhất là không nên ăn đâu các mẹ ạ. Cá là thực phẩm hay có mặt trong mâm cơm nên em nghĩ cái kiến thức này các mẹ nên biết để bảo vệ bản thân và cả người nhà nữa.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ruột cá

Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh (Nguyên trưởng khoa vi chất – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: Ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Bởi vì cá sống dưới nước nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước, ký sinh trùng như sán, trứng giun, giun xoắn. Một khi ăn phải, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho gan cũng như nhiều bộ phận khác.

Do đó, tốt nhất là bạn nên bỏ ruột đi khi làm cá. Nếu vẫn muốn ăn thì phải chọn ruột cá to, chế biến cẩn thận, kĩ càng. Trước khi nấu phải rửa nhiều lần bằng muối, nhớ tuân thủ quy tắc ‘ăn chín uống sôi’.

Mật cá

Từ lâu dân gian đã lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt, giải độc, tăng cường thị lực và giúp mắt sáng, giảm ho. Do đó, rất nhiều người nuốt mật cá để phòng bệnh theo phong trào dù mật cá rất đắng.

Thế nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mật cá có chứa nhiều độc tố tetrodotoxin. Chất này có thể tác động lên hệ thần kinh và gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ngoài ra, ăn mật cá còn có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí là qua đời. Đã có rất nhiều trường hợp phải nhập viện thậm chí mất mạng vì nuốt mật cá rồi.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đầu cá

Cá nuôi càng lâu thì lượng kim loại nặng trong não cá càng lớn. Do đó, nếu bạn ăn thì có thể bị ngộ độc. Một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Kinh (Trung Quốc) thực hiện đã chỉ ra: hàm lượng thủy ngân trong 200g thịt cá, trứng cá, da cá, óc cá chép rất thấp. Thế nhưng, khi trọng lượng cá lên 400g thì hàm lượng trong da cá tăng lên 5 lần còn não cá thì tăng lên 20 lần trở lên. Việc ăn đầu cá chứa thủy ngân có thể gây ngộ độc, rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai và trẻ em. Đặc biệt, nếu bé ăn thì sẽ tích lũy nhiều kim loại nặng có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ, nguy cơ bị suy gan, thận là rất cao.

Phần đen trong bụng cá

Lớp màng đen trong bụng cá thực chất là lớp phúc mạc của cá có tác dụng bảo vệ cơ quan nội tạng và bôi trơn. Đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen vào có thể ăn được. Thế nhưng chỗ này lại có hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng thấp. Đặc biệt nó có thể làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo. Vì vậy, ăn phần này không phải là sự lựa chọn thông minh.

Da cá

Da cá cũng là bộ phận mà rất dễ hấp thụ thủy ngân chỉ sau não cá. Cá có tuổi đời càng lâu thì thủy ngân được tích lũy lại càng cao. Tất nhiên, phần da cá không quá nhiều nên dù ăn phải vẫn không gây ngộ độc tức thì nhưng nó có thể tích tụ dần dần và gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn nên hạn chế ăn và ăn một cách chừng mực.

Nguồn: Tổng hợp