Những đứa con thiếu tình thương của cha theo cách này, cách khác đều chịu nhiều thiệt thòi. Hậu quả không chỉ ăn mòn những năm tháng tuổi thơ mà còn kéo dài đến cả tương lai sau này.

Người xưa có câu “đàn bà thống trị gia đình, đàn ông thống trị bên ngoài”. Trong tư tưởng cũ, người phụ nữ phải là người chăm sóc gia đình và con cái, còn đàn ông đi làm bên ngoài để kiếm tiền.

Cũng vì phân công rõ ràng như vậy nên người mẹ mới là người gần con nhiều hơn và dành cho con tất cả tình yêu thương. Trong khi đó, các ông bố hãnh diện với thành tựu bên ngoài xã hội của mình và mặc định chuyện con cái là của phụ nữ. Họ tiếp xúc với con bằng thái độ nghiêm khắc và lạnh lùng thay vì ân cần, gần gũi để con cảm nhận được tình yêu thương của bố.

Nhiều đứa trẻ thiếu vắng bóng cha ngày càng thích nghi với sự thiếu thốn tình yêu thương của người cha. Chúng ngày càng gắn bó với mẹ nhiều hơn và đẩy mình ra xa cha.

Là một người cha, nếu không gần gũi với con mình, mối quan hệ giữa con và cha sẽ ngày càng lỏng lẻo đi. Nó không chỉ tác động về mặt tình cảm mà còn đâm rễ và phá vỡ những nền tảng nhân cách, trí tuệ, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Có 4 kết cục của những đứa con thiếu tình thương của cha hoàn toàn có thể nhìn trước được:

Thứ nhất, đứa con không có tinh thần trách nhiệm

hình ảnh

Ảnh minh họa: parent

Nếu đứa con chỉ có mẹ là người duy nhất tham gia vào quá trình giáo dục và trưởng thành, còn người cha không đảm nhận phần trách nhiệm này thì đó là một thiệt thòi lớn. Người cha trong gia đình này không đóng vai trò đồng hành và chăm sóc trong quá trình trưởng thành của trẻ. Khi đó đứa trẻ sẽ không nhận thức được vai trò của người cha trong quá trình trưởng thành của bản thân và càng không hiểu được những trách nhiệm mà người cha tương lai phải gánh vác. Sau khi lớn lên đứa trẻ không nhận thức được trách nhiệm mà mình phải đảm đương và trở nên lúng túng, bị động, dễ lâm vào khủng hoảng.

Nếu ở bên con, người cha sẽ dạy con biết phải gánh những trách nhiệm gì trong gia đình, phải làm gì để đảm bảo đời sống gia đình và chăm lo con cái. Đó chính là tinh thần trách nhiệm mà bằng lời nói và hành động của mình, các ông bố phải làm cho con mình.

Thứ hai, tư duy của trẻ bị ảnh hưởng

hình ảnh

Ảnh minh họa: parent

Nam và nữ có cách suy nghĩ khác nhau nên cách tư duy và xử lý vấn đề cũng khác nhau. Điều này có thể thấy rõ từ sự khác biệt trong lời nói, suy nghĩ của các ông bố, bà mẹ. Thông thường, người mẹ là người lo toan, muốn làm mọi việc cho con, không cam lòng khi nhìn con mình phải chịu thương chịu khó từ nhỏ. Nếu sống với mẹ nhiều hơn thì con lớn lên sẽ có tính cách dịu dàng hơn, không mạnh mẽ và thiếu tính quyết đoán. Còn những đứa trẻ do người cha đưa dẫn, định hướng thì khác. Bé sẽ học được tình thần can đảm, có dũng khí và tính độc lập. Con trai ở với bố trở nên nam tính và mạnh mẽ hơn. Còn con gái ở cùng bố sẽ trở nên rắn rỏi và bản lĩnh hơn.

Thứ ba, trẻ không có cảm giác gắn bó với gia đình, tâm hồn nhạt nhẽo

Nhiều trẻ em trong thời đại 4.0 phải chịu đau khổ vì sự bất hòa tình cảm giữa cha mẹ. Nếu một đứa trẻ không thể cảm nhận được tình yêu thương của cha dành cho mình trong gia đình, thì tình cảm của chúng có xu hướng nghiêng về mẹ và rất ghét bố.

hình ảnh

Ảnh minh họa: read01

Nếu cha và mẹ cãi nhau thường xuyên, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng gia đình là nơi không có ai đáng tin cậy, và bất hạnh này đều là do cha gây ra. Với suy nghĩ như vậy, khi lớn lên, chúng không còn muốn gắn bó với gia đình và không còn tin vào hôn nhân.

Thứ tư, trẻ có xu hướng cảm thấy bất an

Nếu từ nhỏ thiếu vắng tình yêu thương của cha trở nên rất tự ti, cảm thấy mình không được như những người khác. Khi thỉnh thoảng ở với cha, trẻ cũng sẽ rất khó chịu, luôn lo sợ điều gì đó, chẳng hạn như sợ làm không tốt cha sẽ nổi giận, sợ không hiểu đúng ý cha nhưng cũng lại vì sợ mà không dám hỏi lại.

hình ảnh

Ảnh minh họa: todaysparent

Ra ngoài, con bị người khác bắt nạt, về nhà cũng không dám mở miệng nói với bố vì sợ bố ghét. Cứ như thế, những chuyện tương tự này biến trẻ thành đứa nhát gan, không thích giao tiếp và thù hằn.

Vì khi còn nhỏ bố không đồng hành, thiếu sự động viên của bố, từ sự thiếu tự tin ban đầu đến nhát gan và rụt rè.

Con cái là hoa quả tình yêu của vợ chồng. Các con không chỉ cần tình yêu thương của mẹ mà còn cần tình yêu thương của người cha khi lớn lên. Do đó, không ai khác, người cha phải tự gánh vác trách nhiệm trụ cột của mình.