Trong lúc bơi qua sông để chăn bò, hai người mẹ không may bị đuối nước. Cả 2 ra đi đột ngột khiến 3 người con còn nhỏ phải mồ côi mẹ.

Một đứa bé chưa tròn tuổi đã phải rời xa người mẹ thân yêu của mình vĩnh viễn, hai đứa trẻ khác cũng phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Tất cả cũng là vì hai chữ mưu sinh, nhưng đọc mà thắt nghẹn quá các mẹ ạ. Và trên hết là hai người mẹ còn quá trẻ. Quãng đường dài đáng lẽ vui sống cùng con thơ bỗng nhiên đứt đoạn.

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Em đọc trên VTC thì sự viêc xảy ra tại thôn Plei Gok- Ia Piar- Phú Thiện- Gia Lai đó các mẹ. Vào khoảng 13h15, ngày 10/11/2022, tại khu vực sông Ayun thuộc địa phận xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm hai người phụ nữ không qua khỏi, đó là chị Siu H.Y và Siu H.N, là chị em, cùng trú tại thôn Plei Gok- Ia Piar.

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Trong lúc chăn bò hai chị qua sông bơi theo lùa bò về nhưng gặp nước chảy xiết nên cả hai người bị đuối nước và bị cuốn trôi. Do nước sâu và chảy xiết nên quá trình tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn, đến khoảng 18h mới tìm thấy hai người đã không qua khỏi.

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Chị Siu H.Y hiện có 2 con nhỏ, đứa lớn 4 tuổi, đứa nhỏ 1 tuổi. Chị Siu H.N có một con mới được 6 tháng tuổi, hoàn cảnh rất thương tâm. Gia đình cả hai đều khó khăn.Thương nhất là 3 đứa trẻ bỗng dưng mồ côi mẹ, và có lẽ cũng chưa đủ tuổi để nhận thức được nỗi đau của mình.

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Có một người đã từng nói rằng, không còn mẹ trên đời là nỗi bất hạnh lớn lao của đứa con. Bởi bao nhiêu tình thương, sự quan tâm, chăm sóc cũng không bằng những gì mẹ đối với con. Hai người mẹ trẻ đột ngột ra đi trên dòng đời mưu sinh, bỏ lại 3 đứa trẻ côi cút bơ vơ. Sau này trên đường con đi sẽ không còn đôi bàn tay ấm áp của mẹ, sẽ không còn những lời mẹ ru đưa con vào giấc ngủ. Đáng thương nhất là đứa trẻ mới 6 tháng tuổi còn chưa kịp có được những ký ức thân thương về mẹ. 

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Hiện tại hai người mẹ đã được đưa về nhà để làm lễ đưa theo phong tục địa phương. Nhìn những đôi mắt tròn xoe trong căn nhà không có gì quý giá mà thương quá các mẹ ơi. Hy vọng là các em nhỏ sẽ được người thân, địa phương chăm sóc chu đáo.

Những ngày qua, trước hoàn cảnh quá thương tâm của hai người mẹ bỏ lại 3 đứa con bơ vơ, nhiều mạnh thường quân cũng đã đến thăm gia đình. Cầu mong các con sẽ được hỗ trợ để có thể bù lại khoảng trống quá lớn mà mẹ để lại. 

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Thương hai người mẹ ra đi khi còn quá trẻ, thương 3 em bé chưa hiểu chuyện đã phải gánh tiếng trẻ mồ côi. Trong căn nhà sàn đơn sơ, hai đứa nhỏ con chị Siu H.Y. chạy quẩn quanh, không hiểu vì sao nhà mình hôm nay lại có nhiều người đến như vậy. Các con sẽ dần quen với việc thiếu mẹ, nhưng càng lớn sẽ càng hiểu được mất mát to lớn của mình.

Em bé 6 tháng con chị Siu H.N. ngơ ngác trong vòng tay người thân, có lẽ cũng không hiểu rằng từ nay sẽ không còn được uống dòng sữa thơm ngọt của mẹ. Hai đứa lớn hơn thì vẫn mải đùa chơi bên cỗ quan người mẹ xấu số của mình. 

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Theo như em biết thì những tác động suốt đời của việc không còn cha hoặc mẹ trong thời thơ ấu phụ thuộc vào mối quan hệ cha mẹ - con cái trước đó và sự hỗ trợ mà đứa trẻ nhận được sau khi người thân không qua khỏi. 

Hầu hết mọi người đều cho rằng mất cha mẹ khi còn nhỏ là điều khó khăn nhất bởi vì mất đi một người thân yêu là một điều đau đớn. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ có một hệ thống hỗ trợ vững chắc để giúp chúng lớn lên, chúng vẫn có thể phát triển sự gắn bó an toàn và phát triển mạnh mẽ.


Mặt khác, những đứa trẻ lớn hơn hoặc thậm chí đã trưởng thành có thể phải chịu đựng rất nhiều vì đó là một mất mát đáng kể trong cuộc đời của người đó hoặc trẻ không có ai để giúp đỡ vượt qua giai đoạn này. Vì vậy, thực sự không cần phải so sánh.

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Con cái trông đợi cha mẹ để yêu thương chúng vô điều kiện trong khi bảo vệ chúng khỏi những thực tế khó chịu của cuộc sống. Khi cha mẹ qua đời, cuộc sống của đứa trẻ thường trở nên vô cùng đáng sợ và không chắc chắn, khiến đứa trẻ tự hỏi điều gì tiếp theo sẽ xảy ra

Trong khi một số nền văn hóa tiếp cận người mất theo cách tích cực, thì những nền văn hóa khác lại khuyến khích những người lớn xung quanh những đứa trẻ đang đau buồn kìm nén cảm xúc của họ. Những nền văn hóa này thường hợp lý hóa việc thực hành này bằng cách viện dẫn rằng trẻ em hướng tới sự trưởng thành của chúng để duy trì sự mạnh mẽ trong những thời điểm không chắc chắn.

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Kìm nén cảm xúc là cố gắng che giấu cảm xúc với người khác một cách có ý thức và có chủ ý. Cha mẹ hoặc người giám hộ có thể cảm thấy buồn, nhưng thay vì bày tỏ, họ quyết định che giấu điều đó khi có sự hiện diện của con mình.

Cảm xúc bị kìm nén thường là vô thức. Có những cảm xúc bị kìm nén là nỗ lực của cơ thể để loại bỏ những suy nghĩ xấu. Những cá nhân bị kìm nén có thể không nhận thức một cách có ý thức về cảm xúc của họ vào lúc này. Những cảm xúc dồn nén này cuối cùng có thể sẽ tràn ra ngoài theo thời gian.

Một mặt, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó cản trở quá trình chữa lành cho người ở lại. Nhưng mặt khác, một nghiên cứu phát hiện ra rằng những cảm xúc bị kìm nén có vai trò thích ứng trong quá trình đau buồn.

hình ảnh

Ảnh TMCĐ

Khi những người còn sống tin rằng trẻ em không có khả năng hiểu được sự ra đi, họ có xu hướng tránh chủ đề ở nhà và hành động “bình thường” xung quanh đứa trẻ. Việc chăm sóc, nuôi dạy những đứa trẻ mất đi người thân yêu khó khăn hơn rất nhiều so với lúc phải nói với chúng về nỗi đau. Cầu mong các con sẽ được che chở, đùm bọc trong sự yêu thương của gia đình.