Một tin vui cho năm mới là Việt Nam vừa được 'vinh danh' là nước có tỷ lệ béo phì thấp nhất trong cuộc khảo sát mới đây các mẹ ạ. Thông tin đăng tải trên dailymail, mình chia sẻ lại ở đây cho những ai quan tâm nha.

Trong số các quốc gia, lãnh thổ được khảo sát, hòn đảo Nauru ở Thái Bình Dương đang 'đứng đầu' bảng xếp hạng. Đây vốn là một trong những hòn đảo xa xôi, nơi được biết đến là điểm nghỉ dưỡng sang trọng nhất với những bãi biển đẹp như tranh vẽ, bãi cát vàng và hồ nước ngầm. 

Dữ liệu gần đây cho thấy, Nauru cũng là vùng lãnh thổ có tỉ lệ người 'béo' lớn nhất, gần 9/10 người trên hòn đảo này bị thừa cân. 

hình ảnh

10 quốc gia có tỷ lệ béo phì cao nhất và thấp nhất, nguồn: dailymail

Ngược lại, điều mà tất cả chúng ta có lẽ sẽ thấy quan tâm hơn, đó chính là thứ hạng của Việt Nam. Trong nghiên cứu toàn cầu gần đây, nước ta được vinh danh có tỷ lệ người béo thấp nhất với 18,3%.

Một bản đồ tương tác do Our World in Data xuất bản, nơi mà người dùng ứng dụng MailOnline có thể xem bằng cách nhấp vào các biểu tượng minh họa để thấy rõ sự chênh lệch lớn về tỷ lệ béo phì ở các quốc gia trên thế giới.

Dữ liệu đến từ việc tổng hợp các số liệu từ 195 quốc gia, ghi lại các xu hướng trên toàn thế giới của 128,9 triệu người trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2016.

Nó cho thấy rằng: Hơn một phần ba hay 39% người trưởng thành trên thế giới bị thừa cân hoặc béo phì.

Khoảng 64% người Anh và 68% người Mỹ cũng béo, theo dữ liệu này.

hình ảnh

Quốc gia nhỏ thứ ba thế giới -Nauru ghi nhận tỷ lệ người trưởng thành béo phì hoặc thừa cân cao nhất với 88,5%, nguồn: dailymail

Dữ liệu được công bố bởi Our World in Data cho thấy rằng, không một quốc gia nào giảm tỷ lệ béo phì trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Tất cả 10 quốc gia béo nhất thế giới đều được tìm thấy ở Thái Bình Dương, với đảo Palau có tỷ lệ người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì cao thứ 2, ở mức 85,1%.

Tiếp theo là Quần đảo Cook, Quần đảo Marshall và Tuvalu với tỷ lệ lần lượt là 84,7%, 83,5% và 81,9%.

Bên ngoài Thái Bình Dương, Kuwait có tỷ lệ 73,4%, đứng ở vị trí thứ mười một.

Mỹ đứng thứ 15, Úc thứ 25 và Anh thứ 30 trong bảng xếp hạng gồm 195 quốc gia.

hình ảnh

Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới và người trưởng thành thừa cân chỉ ở mức 18,3%, nguồn: dailymail

Thừa cân được định nghĩa là có chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng hoặc lớn hơn 25, trong khi béo phì được ghi nhận là người trưởng thành có chỉ số BMI từ 30 trở lên. 

Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với một số nguyên nhân gây 'ra đi' hàng đầu trên thế giới, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và các loại ung thư.  

Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017 của The Lancet, 4,7 triệu người 'ra đi' sớm trong năm 2017 là do béo phì.

Tại Vương quốc Anh, bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến nó đã tiêu tốn của khoảng 6,1 tỷ bảng mỗi năm, và dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 9,7 tỷ bảng mỗi năm vào năm 2050.

Nó cũng được cho là nguyên nhân gây ra hơn 30.000 ca không qua khỏi mỗi năm ở Anh. 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính rằng bệnh béo phì khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ phải trả gần 173 tỷ đô la mỗi năm.   

Theo Our World in Data, trên toàn cầu, 13% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên được ghi nhận là béo phì vào năm 2016.

Trong khi đó, cùng với Việt Nam ghi nhận tỷ lệ người thừa cân hoặc béo phì thấp nhất, Ấn Độ có tỷ lệ thấp thứ hai với 19,7%. 

Bangladesh là quốc gia ít thừa cân thứ ba trên thế giới với tỷ lệ chính xác là 20,0%.  

Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, khoảng 2/3 người trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên cân nặng của bạn so với chiều cao, được tính theo công thức sau

BMI = (cân nặng tính bằng kilôgam / (chiều cao tính bằng mét x chiều cao tính bằng mét)

Cách đọc kết quả:

Dưới 18,5: Nhẹ cân


18,5 - 24,9: Khỏe mạnh


25 - 29,9: Thừa cân


30 - 39,9:  Béo phì 


40+ : Béo phì