Vào cấp ba, thứ hạng bài kiểm tra đầu tháng giảm mạnh khiến các bạn học sinh gần như bị bế tắc với áp lực từ nhiều phía…

Nhiều bậc phụ huynh mong đợi quá nhiều, đòi hỏi điểm số quá cao dần khiến trẻ trở nên căng thẳng, áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

Về mặt sức khỏe, nhiều trẻ bị đau bao tử, đau đầu.

Về mặt tinh thần, dễ mắc chứng trầm cảm hay các hội chứng lo âu.

Bên cạnh đó là khả năng tiếp thu bài học khi trẻ liên tục lo lắng, nghi ngờ khả năng học tập của mình và mất dần sự tự tin. Bố mẹ nên biết nếu vào cấp ba, thứ hạng bài kiểm tra đầu tháng giảm mạnh thì vấn đề chưa chắc xuất phát từ con trẻ. Và những chia sẻ sau đây sẽ giúp bố mẹ biết lý do tại sao.

Bài kiểm tra đầu tháng của học sinh cấp 3 bị tụt hạng, vấn đề có thể không phải từ nơi con

Cách đây không lâu, em có đọc được trên một Diễn đàn bàn về định hướng giáo dục việc học cho học sinh cấp 3 giữa các phụ huynh có con em trạc tuổi nhau thì thấy rằng, sau bài kiểm tra hàng tháng trong học kỳ đầu tiên, một số phụ huynh bàn luận xem ai là học sinh đạt điểm xuất sắc ở cấp THCS hoặc học sinh cấp ba nhận được điểm số cao trong kỳ thi tuyển sinh THPT. Kết quả, có một vài trường hợp là vào cấp ba, thứ hạng bài kiểm tra đầu tháng giảm mạnh.

Đọc sơ qua cuộc thảo luận về vấn đề này, theo cá nhân em, các phụ huynh thường quên đi việc trước tiên phải phân tích từ yếu tố nhỏ nhất rồi hẵng tìm ra nhiều yếu tố khác dẫn đến sự nảy sinh của vấn đề này. Nguyên nhân của điều này có thể do học sinh thiếu chiến lược học tập tốt, khả năng tự học và phụ thuộc quá nhiều vào việc học thuộc lòng (học vẹt, học tủ), chiến thuật đặt quá nhiều câu hỏi, thậm chí là các lớp học phụ đạo chưa thực sự phù hợp với mục tiêu học tập của các em.

hình ảnh

Học sinh cấp 3 bị điểm kém có thể do chiến thuật học tập, ôn luyện chưa tốt - Nguồn: new.qq

Bên cạnh đó, một số ý kiến phụ huynh khác còn ​​cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến việc chưa thích ứng nhanh với việc học ở THPT và chưa làm tốt việc chuyển tiếp giữa THCS và THPT. Dù phân tích ở góc độ nào thì vẫn thấy rằng, hầu hết những phân tích này đều có điểm chung (nguyên nhân chính của vấn đề này là từ những điều nhỏ góp lại).

Giả sử một trường trung học đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh 1.000 học sinh mỗi năm và chắc chắn rằng, những học sinh này đều đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh THPT năm đó, và hầu hết họ đều là những học sinh có thành tích vượt trội ở THCS. Như vậy, Trường THPT này đã tuyển được 1.000 học sinh từng là trường THCS của mình, nhiều em thuộc diện giỏi nhưng khi gom lại có khi chỉ còn lại 1 em. Vị trí đầu tiên và đồng thời chỉ có một vị trí cuối cùng.

hình ảnh

Vấn đề thứ hạng bài kiểm tra đầu tháng giảm khi vào cấp 3 chưa hẳn lỗi từ con - Nguồn: new.qq

Ngay cả khi 1.000 học sinh này giải quyết các vấn đề  trên trước khi học trung học, đã hoàn thành các môn học ở trường trung học trước khi vào cấp 3…cho dù được chuẩn bị tốt tới đâu thì khi 1.000 người trong số họ cùng đi thi, chắc chắn sẽ có người bị tụt hạng đáng kể. Đây là điều không thể tránh khỏi nên phụ huynh phải hiểu rằng tình trạng này là điều mà đại đa số học sinh dù thế nào cũng không thể thay đổi được.

Bố mẹ nên nhận thức đúng vấn đề trước khi “kết tội” con, thay vào đó là động viên tinh thần

Khi trẻ bước vào cấp ba, thứ hạng bài kiểm tra đầu tháng giảm mạnh đã mang đến cho con cảm giác như “bị dội một gáo nước lạnh”, căng thẳng lo sợ bố mẹ rầy la. Lúc này, bố mẹ không nên vội “kết tội” con, không nên cố gắng “vạch lá tìm sâu” rồi khăng khăng cho rằng vấn đề từ con, tại con học kém,...

hình ảnh

Chính áp lực từ nhiều phía vô tình đã khiến học sinh cấp 3 rơi vào bế tắc - Ảnh minh họa

Thực tế là trẻ chỉ kém may mắn hơn các bạn một chút mà thôi. Nhưng chỉ cần con trẻ có thái độ và hành vi học tập tích cực thì không có vấn đề gì quá lớn cả. Quan trọng là giúp trẻ sốc lại tinh thần, điều hòa cảm xúc và cố gắng tìm ra giải pháp từ chính những nhược điểm của mình.

Bố mẹ nên ngừng tạo áp lực lên trẻ mà hãy hỏi trẻ thực sự muốn học gì, dạy trẻ cố gắng nghiêm túc với những gì mình theo đuổi. Dạy trẻ giá trị của tri thức, của việc học, việc học sẽ giúp được gì cho chúng trong tương lai,... Nói chung bố mẹ càng tinh tế, càng tâm lý thì dù trong bất cứ trường hợp nào, hay ở độ tuổi nào đi nữa đều sẽ trở nên mạnh mẽ, như tiếp thêm ý chí và động lực.

Hy vọng qua những gì chia sẻ trên, các bậc phụ huynh sẽ cùng con mình tìm ra nguyên nhân và sớm khắc phục nếu gặp trường hợp vào cấp 3, thứ hạng bài kiểm tra đầu tháng giảm mạnh. Để tránh con bị áp lực, đừng so sánh chúng với những đứa trẻ giỏi hơn bởi mỗi đứa trẻ có một thế mạnh riêng, một hướng đi, một tốc độ phát triển riêng. Việc so sánh chẳng mang lại kết quả gì mà càng khiến trẻ thêm tự ti. Điều này cần có sự hợp tác từ cả phía Gia đình và Nhà trường bởi cả hai  đều có những tác động rất lớn đến suy nghĩ, cảm xúc của bất cứ em học sinh nào.

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ phải làm sao đây

Nước ép cho bà bầu 3 tháng đầu có loại nào tốt 

Đa nang buồng trứng uống vitamin E có tác dụng gì không