Sau một thời gian vắc xin nCoV được đưa vào sử dụng, mặc dù chưa thể xóa sổ "cô vi" khỏi thế giới loài người, nhưng nó như một làn gió mới tiếp sức cho công cuộc chống dịch được thuận lợi hơn.

Và sau vắc xin nCoV dạng tiêm đang được dùng hiện nay, thì các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu thêm các loại vắc xin khác, trong đó có dạng xịt qua đường mũi mọi người ạ.

Đây là loại vắc xin cũng đang rần rần được nhắc tới trong thời gian gần đây, nhưng cách sử dụng và hiệu quả của nó với nCoV vẫn đang khiến nhiều người rất tò mò.

Hơn nữa không ít người cũng đang rất quan tâm đến việc vắc xin dạng xịt mũi này có gì khác biệt với vắc xin dạng tiêm không, và loại nào tốt hơn?

Sau khi đọc được bài chia sẻ trên báo VOV, mình thấy giám đốc Trung tâm Gamalei A.Ginsburg, nhà phát triển vắc xin Sputnik-V ngày 22/11 đã giải thích đầy đủ về điều này rồi. Giờ mình chia sẻ lại cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

Ông A.Ginsburg, nhà phát triển vắc xin Sputnik-V. Ảnh: Rianovosti

Vậy vắc xin nCoV dạng xịt sử dụng thế nào và hiệu quả của nó khác biệt gì với vắc xin dạng tiêm đang được dùng phổ biến hiện nay?

Theo ông Ginsburg, vắc xin nCoV dạng xịt sẽ được sử dụng như một biện pháp bảo vệ bổ sung cùng với việc chủng ngừa thông thường, từ đó sẽ tạo ra một trở ngại khác đối với sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể.

Chuyên gia này giải thích, khi chúng ta sử dụng“ Sputnik -V” dạng tiêm sẽ tạo ra mức kháng thể bảo vệ cần thiết.

Thế nhưng với những người được dùng thêm vắc xin nhỏ mũi sẽ được bảo vệ ở mức mũi họng - “ở cửa vào” của sự lây nhiễm nCoV.

Như vậy, chúng ta sẽ không chỉ bảo đảm an toàn cho chính mình, mà với những người này, rất có thể sẽ tạo được “miễn dịch vô trùng”. Điều này có nghĩa là người đã dùng vắc xin sẽ không mang nCoV.

hình ảnh

Nga đang phát triển vắc xin dạng xịt. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vắc xin dạng xịt nên được sử dụng để bảo vệ bổ sung, không thể thay thế thuốc tiêm

Cụ thể, vắc xin dạng xịt mũi là thành phần thứ 2 của Sputnik V, và nó được xịt vào mũi.

Ông Ginsburg trước đó cũng đã nhấn mạnh rằng, thuốc không thể thay thế vắc xin dạng tiêm, nó nên được sử dụng để bảo vệ bổ sung. Trung tâm Gamalei cũng cho rằng, cả 2 loại thuốc này sẽ bổ sung cho nhau.

Vắc xin dạng xịt mũi được Bộ Y tế Nga đã cho phép thử nghiệm trên các tình nguyện viên vào tháng 10. Vắc xin dạng xịt mũi cũng sẽ được áp dụng theo liệu trình 2 liều, giống như vắc xin tiêm 2 liều thông thường. Nghiên cứu này sẽ kéo dài đến tháng 12/2023 và có 500 tình nguyện viên sẽ tham gia.

Trong số những người bày tỏ mong muốn tham gia các cuộc thử nghiệm này có Tổng thống Putin. Trước đó, vào mùa Xuân, ông đã được tiêm 2 thành phần Sputnik V và sau đó được tiêm nhắc lại bằng Sputnik Light.

Phó giám đốc Trung tâm Gamalei Denis Logunov nói rằng, việc sử dụng vắc xin mũi "không gây đau, với mức tối thiểu tuyệt đối các tác dụng phụ." Việc đăng ký thuốc sẽ diễn ra trong năm 2022.

Trước đó, hồi tháng 6 vừa rồi, ông Gintsburg xác nhận đang thử nghiệm một mẫu vắc xin dạng xịt mũi cho trẻ em. "Thay vì kim tiêm, một vòi phun được đưa vào (mũi)", ông Gintsburg nói.

Quá trình thử nghiệm với trẻ em từ 8-12 tuổi cho thấy không có tác dụng phụ đáng kể nào được ghi nhận. Các bé thậm chí không sốt sau khi được xịt vắc xin. Một số hãng tin cho biết vắc xin dạng xịt này cũng là một phiên bản được điều chỉnh liều lượng của vắc xin Sputnik V.

Trên đây là những thông tin mình đọc được trên báo nên chia sẻ lại, sau vắc xin dạng tiêm thì thế giới đang mong chờ có nhiều loại vắc xin dạng khác khác như thuốc xịt để giúp những người sợ đau tự tin hơn với vắc xin phòng ngừa nCoV.

Trong lúc vắc xin dạng xịt này còn trong quá trình nghiên cứu và chưa đưa vào sử dụng, mọi người nhớ đi tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa cho mình thật tốt nha.

Nguồn: Tổng hợp