Trẻ bị ngứa tai phải làm sao? Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù trẻ bị bị ngứa tai không quá nguy hiểm và dễ điều trị, nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nếu không điều trị kịp thời. Trẻ bị ngứa tai sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, tâm trạng không tốt làm cho sức khỏe giảm sút.

>>> Xem thêm: Ngứa Tai Trái, Phải Nam - Nữ Là Điềm Gì?

Nếu bé bị ngứa tai kèm theo viêm mũi họng là triệu chứng cho thấy cơ thể bé đang mắc một số chứng bệnh nguy hiểm, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kịp thời thăm khám và điều trị.

Nguyên Nhân Trẻ Bị Ngứa Tai

Do lỗ tai quá khô

hình ảnh

Da ống tai của trẻ luôn có độ ẩm nhất định và có chất bã nhờn hay còn gọi là dái tai bao phủ bề mặt để bảo vệ ống tai. Ráy tai có nhiệm vụ gom các bụi mịn, vi khuẩn, tế bào chết bám trên ống tai và sẽ được thải ra ngoài bằng tăm bông hoặc móc ráy tai.

Nếu bố mẹ vệ sinh tai cho trẻ quá mức, điều này sẽ làm mất hết màng ráy tai của trẻ dẫn đến da ống tai sẽ bị khô làm suy yếu sức đề kháng, gây ngứa ngáy và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm tấn công.

Cách khắc phục

Bố mẹ không nên vệ sinh tai quá kỹ, tốt nhất là không lấy ráy tai cho bé nhiều lần. Nếu trẻ đã bị lỗ tai quá khô, nên nhỏ trực tiếp vài giọt dầu Oliu hoặc bôi lên tăm bông để tạo ẩm da ống tai cho bé, cũng như giúp giảm ngứa tai cho bé.

Do nhiễm trùng

hình ảnh

Một trong những nguyên nhân gây ngứa tai ở trẻ là do nhiễm trùng làm cho bé bị viêm tai giữa. Ngoài ra, viêm tai giữa còn do bé đang bị cảm cúm, cảm lạnh, hoặc bị đọng nước trong ống tai sau khi tắm. Khi tai giữa bị viêm, màng nhĩ bị thủng, dịch viêm chảy ra ống tai có thể gây viêm ống tai và kích ứng gây ngứa lỗ tai.

Cách khắc phục

Bố mẹ nên chở con đến bán sĩ để làm sạch ống tai và làm thuốc tai cho trẻ. Một số loại thuốc kháng sinh nhỏ tai, kể cả kháng sinh uống được sử dụng để khống chế nhiễm trùng. Ngoài ra, bố mẹ nên làm sạch tai cho trẻ sau khi tắm tránh để đọng nước trong ống tai bé.

Do dị ứng thực phẩm

hình ảnh

Do cơ địa, một số bé bị ngứa tai do dị ứng thực phẩm. Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: sữa, bột mì, quả hạch, đậu nành, cá và hải sản có vỏ (như tôm, cua, ốc, nghêu…), các chất phụ gia, hương liệu dùng trong chế biến thực phẩm. Ngoài ra, một số thực phẩm có thể gây dị ứng miệng cho trẻ như: hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, trái cây như táo, dưa, cherry, kiwi và chuối…

>>> Xem thêm: Nốt Ruồi Trên Tai Phải Có Phải Vận Tài Lộc?

Cách khắc phục

Bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời để cấp cứu. Ngoài ra, bố mẹ nên để ý và tránh cho con mình ăn những loại thực phẩm nêu trên.

Do ráy tai tích tụ

hình ảnh

Ráy tai có tác dụng bảo vệ da ống tai tránh những chất bẩn và tống ra ngoài. Tuy nhiên, ráy tai tích tụ quá nhiều làm bít tắc ống tai, không cho âm thanh lọt vào, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập gây ngứa ngáy và viêm nhiễm tai ở trẻ. Hành vi dùng tăm bông vệ sinh tai không đúng cách sẽ vô tình dồn ráy tai vào sâu bên trong.

Cách khắc phục

Bố mẹ nên học cách vệ sinh tai cho con đúng cách. Bố mẹ có thể dùng bông vệ sinh bên ngoài tai cho trẻ, sau đó sử dụng thuốc nhỏ tai để lấy ráy tai cho con. Nếu bố mẹ chưa biết cách lấy ráy tai cho con thì nên đến phòng khám để bác sĩ hỗ trợ.

Do mắc bệnh da liễu

hình ảnh

Ngoài một số nguyên nhân nêu trên thì bệnh da liễu cũng là nguyên nhân gây cho trẻ bị ngứa tai.

Một số bệnh về da ở trẻ có thể làm cho bé bị ngứa tai: viêm da, bệnh chàm, bệnh vảy nến.

Bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.

Một Số Biện Pháp Phòng Tránh

  • Không để nước mắc kẹt trong tai của bé sau khi tắm.
  • Vệ sinh, lấy ráy tai cho bé đúng cách.
  • Không để tai bé bị khô.
  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm gây dị ứng.
  • Đưa bé đến bệnh viện nếu tình trạng ngứa tai ở bé kéo dài.

Tổng Kết

Hiểu được nguyên nhân trẻ bị ngứa tai cùng một số biện pháp phòng tránh đơn giản giúp bố mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc con mình. Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Cộng đồng Phụ nữ Việt Nam để được chia sẻ kiến thức hay và thú vị!