Có rất nhiều những mẫu trang phục dân tộc Việt Nam đẹp đại diện cho các dân tộc đang sinh sống khắp 3 miền Tổ quốc. Mỗi trang phục với kiểu dáng, chất liệu riêng, làm nên nét đặc trưng cho văn hóa truyền thống của người Việt.

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Nước ta vốn là một quốc gia với lịch sử đặc sắc và lâu đời. Điều này thể hiện khá rõ nét qua các loại trang phục truyền thống độc đáo,  đa dạng và nhiều màu sắc.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại trang phục truyền thống của Việt Nam để cùng hiểu rõ hơn về những nét văn hóa đặc sắc mà cha ông ta đã để lại.

I. Trang phục truyền thống Việt Nam là gì?

Trang phục truyền thống là quần áo, là trang phục truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người.

Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể.

Mỗi quốc gia đều chọn cho riêng mình một vẻ đẹp riêng, một bộ trang phục mang nét đặc trưng và là quốc hồn của quốc gia đó. Việt Nam vốn là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó được thể hiện qua các loại trang phục truyền thống đa dạng và độc đáo.

Hãy cùng tìm hiểu qua những loại trang phục truyền thống của người Việt Nam nhé! Nó sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc được bao thế hệ gìn giữ, nâng niu.

II. Trang phục truyền thống Việt Nam:

1.Trang phục truyền thống Việt Nam: Trang phục áo dài

Chắc hẳn khi nhắc đến trang phục truyền thống, điều đầu tiên mà mỗi người dân Việt Nam nghĩ đến chính là Áo dài. Áo dài là một trong  những trang phục dân tộc Việt Nam

đẹp đã được từ điển thế giới ghi nhận với tên gọi “ao dai”. Đây là trang phục của phụ nữ người Kinh nói riêng và cả nước ta nói chung. Tà áo dài với vẻ đẹp mềm mại, thướt tha, vừa đủ kín đáo nhưng đồng thời tôn lên những đường nét gợi cảm của người mặc.

Trang phục truyền thống Việt Nam Áo dài truyền thống của người người Việt có lịch sử hình thành và phát triển qua rất nhiều thời kỳ, xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.

Tiền thân của trang phục này là áo giao lĩnh với đường may rộng, cổ tay rộng, xẻ hai bên hông và tà áo dài chấm gót.

Người ta sử dụng 4 tấm vải để may thân áo tương tự như áo tứ thân, mặc kèm váy đen, có thắt lưng. Vào thế kỷ 17, áo dài tứ thân ra đời, sau đó là áo dài ngũ thân rồi đến áo dài lemur vào những năm đầu thế kỷ 20.

Về sau, áo dài tiếp tục phát triển thành áo dài Lê Phổ, áo dài Raglan và hình thành áo dài truyền thống từ những năm 1970. Từ đó đến nay, trang phục áo dài truyền gồm 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, cổ đứng hoặc cổ tròn.


Áo dài và nón lá làm nên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, đằm thắm.

Tà áo dài được may từ nhiều chất liệu như lụa, voan, vải trơn nhằm tôn lên nét đẹp mềm mại của người mặc. Trang phục truyền thống Việt Nam ngày nay, áo dài được cách tân để phù hợp với xu hướng phát triển của thời trang. Nhiều trang phục áo dài với cổ nơ, áo dài tay ngắn, áo dài yếm,… ra đời mang lại sự đa dạng cho loại trang phục này.

2.Trang phục truyền thống Việt Nam: Trang phục áo tứ thân

Áo tứ thân là trang phục truyền thống đồng thời cũng là biểu tượng của người phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam.

Là trang phục lâu đời, áo tứ thân có thiết kế mang đậm tính biểu tượng, tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam như: bốn tà áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là bố mẹ mình và bố mẹ chồng; vạt cụt nằm ở trong hai vạt áo tượng trưng cho sự ôm ấp của cha mẹ với đứa con thân yêu; năm nút áo được bố trí cân xứng tượng trưng cho 5 đức tính tốt đẹp của con người (ngũ thường) là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; hai vạt áo phía trước được buộc lại tượng trưng cho tình cảm vợ

chồng luôn khắng khít, bền chặt, gắn bó keo sơn. Hiện nay, áo tứ thân hầu như chỉ còn được mặc trong các dịp lễ tết, hội hè,…


Áo tứ thân mang nét đẹp dịu dàng truyền thống của người con gái miền Bắc

3.Trang phục truyền thống Việt Nam: Trang phục áo bà ba

Áo bà ba là trang phục truyền thống cho cả nam và nữ đồng thời cũng là biểu tượng của người phụ nữ ở miền Nam nước ta. Về cơ bản, thiết kế áo bà ba hoàn toàn tương tự như các loại áo thông thường với cổ áo giữa, dài hoặc ngắn tay, áo được cài bằng một hàng khuy kéo dài từ cổ thẳng xuống bụng.

Với cấu tạo đơn giản và thường được làm từ các loại vải mềm, mỏng, nhẹ, mát như lụa, the,…nên hiện nay áo bà ba vẫn còn rất được ưa chuộng sử dụng trong mọi dịp từ ở nhà, đi chơi, đi chợ hay tham dự vào các lễ hội truyền thống,...


Áo bà ba thể hiện vẻ đẹp mộc mạc mà đằm thắm của người Miền Nam

4.Trang phục truyền thống Việt Nam: Trang phục áo chàm

Trang phục truyền thống Việt Nam: Áo chàm là trang phục truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc nước ta.

Tên gọi chiếc áo này xuất phát từ cây chàm, loại cây được sử dụng để nhuộm màu vải. Áo chàm truyền thống được làm từ vải tự dệt, không trang trí hoa văn và được sử dụng trong hầu như mọi thời điểm. Tuy nhiên hiện nay, áo chàm đang ngày càng bị mai một và chìm vào quên lãng bởi quá trình chế tác tương đối phức tạp và kéo dài.


Áo chàm truyền thống của người Tày

5.Trang phục truyền thống Việt Nam: Trang phục truyền thống các dân tộc khác

Việt Nam vốn là nơi cư trú của 54 dân tộc anh em, phân bố ở khắp mọi vùng miền của tổ quốc. Do đó, trang phục dân tộc ở nước ta rất đa dạng với đủ mọi màu sắc, kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Trong đó nổi bật là các loại trang phục của:

Người Mường: Đàn ông và con trai người Mường thường mặc áo cánh, xẻ ngực, cổ tròn, quần ống rộng và thắt khăn giữa bụng.

Trong khi đó, phụ nữ và con gái Mường thường mặc áo cánh thân ngắn, tay dài quá khuỷu, váy màu đen dài tới mắt cá chân và cạp váy có thể trang trí hoa văn được dệt rất kỳ công.


Trang phục truyền thống của người Mường

Người Ba Na: Nam mặc loại áo cộc tay chui đầu, cổ xẻ, mang khố chữ T. Nữ mặc áo chui đầu, ngắn tay hoặc dài tay, mang váy hở dài tới chân (váy hở thực chất là một tấm vải lớn, quấn quanh người tạo thành chiếc váy).


Trang phục truyền thống của người Ba na

Người Ê Đê: Nam mặc áo dài xẻ tà trùm mông hoặc áo chui đầu dài quá gối, mang khố. Nữ mặc áo thân ngắn tay dài, mang váy hở.

Người Gia Rai: Nam mặc áo chui đầu ngắn hoặc dài tay, mang khố. Nữ mặc áo ngắn chui đầu, mang váy hở tương tự người Ba Na.

Người Chăm: Nam mặc áo cánh xếp chéo, cài dây, mặc quần sóoc bên trong, váy quấn bên ngoài. Nữ có trang phục đa dạng tùy thuộc vào từng khu vực, thường là áo cổ tròn cài nút, mang váy xếp hoặc váy ống.


Trang phục truyền thống của người Chăm

Người Xơ Đăng: Nam cởi trần hoặc mặc áo chui đầu, không có ống tay, mang khố. Nữ mặc áo kiểu chui đầu, không có ống tay, mang váy quấn màu đen có buộc dây ở bụng.


Trang phục truyền thống của người Xơ đăng

Trang phục truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ đều mang những dấu ấn riêng biệt và hàm chứa những ý nghĩa, bản sắc dân tộc của đất nước, văn hoá, con người nhiều vùng miền.

Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về những giá trị văn hoá tốt đẹp được lưu truyền và gìn giữ qua các loại trang phục truyền thống Việt Nam.

*** Những bài viết có liên quan


Những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp ngẩn ngơ làm nên bản sắc văn hóa Việt

Người trẻ và việc giữ gìn, phát huy trang phục truyền thống

Xem thêm bài viết tại đây