Dường như các vị phụ huynh đã quá khắt khe, thầy mặc gì liệu có quan trọng bằng việc thầy dạy giỏi ra sao?

Từ xưa đến nay, người ta luôn đặt nghề giáo ở một vị trí cao, vì vậy cũng có sự yêu cầu nhất định với những người theo nghề này. Trong mắt mọi người, nghề giáo phải đạo mạo, cử chỉ, ngôn hành chuẩn mực. Tác phong, quần áo cũng phải theo chuẩn lịch sự.

Vô hình chung, thầy cô bị khép vào một khung chuẩn của xã hội, làm gì cũng phải để ý, mặc gì cũng phải suy nghĩ. Đồng ý rằng thầy cô phải ăn mặc lịch sự khi lên lớp để còn làm gương cho học sinh. Tuy nhiên, đôi lúc cũng có thể phá cách một chút, chứ cứ mãi quá nghiêm túc, quy củ lại thành nhàm chán.

Một thầy giáo dạy tiếng Anh với tâm hồn cởi mở đã mặc bộ quần áo hoa hòe lên lớp, nhằm giúp giờ học vui tươi, sinh động hơn. Nhưng trong mắt phụ huynh, bộ quần áo này lại không phù hợp, nếu không nói là phản cảm. Từ đó dẫn đến một cuộc tranh cãi. Đáng nói là trong khi cha mẹ phê phán giáo viên thì học sinh lại nói rất thích.

Giáo viên mặc quần áo phá cách lên lớp, học sinh ủng hộ

Chuyện này em xem được trên một trang nước ngoài. Ai cũng biết, học sinh càng lên lớp lớn thì càng áp lực, chương trình học cũng nhiều hơn. Giáo viên cũng đảm nhiệm trọng trách nặng nề hơn. Độ khó của chương trình giảng dạy không cho phép giáo viên giải thích kiến thức theo kiểu nhẹ nhàng, từ từ nữa.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Với học sinh cấp THPT, mỗi lần lên lớp đều là vùi đầu vào sách vở, nhiều lúc rất mệt mỏi và nhàm chán. Chuyện học sinh lơ đễnh không nghe giảng, thậm chí ngủ gục là bình thường. Từ đó, giáo viên cũng phải luôn tìm cách để giúp giờ học sống động hơn, tránh buồn ngủ.

Với giáo viên ngoại ngữ, có thể do đặc thù môn học, họ có xu hướng vui vẻ, suy nghĩ phóng khoáng hơn. Nghe mọi người kể ở trường trung học Phong Đô, xứ Trung có thầy giáo nổi tiếng vì cách giảng dạy cá tính.

Gần đây, có người chụp lại buổi lên lớp của thầy và đưa lên mạng. Trong ảnh, thầy mặc nguyên một bộ quần áo hoa hòe da báo nổi bật, đi kèm là mũ cao bồi. Nhìn thầy cứ như mới lạc từ miền viễn tây hay rừng rậm về. Nhìn vào là thấy thầy nổi bần bật giữa lớp.

Buổi học nhờ đó trở nên sinh động, học sinh cũng chăm chú nhìn vào thầy khi nghe giảng bài hơn, đỡ chán. Đây là thầy giáo rất nổi tiếng ở trường, hiệu trưởng cũng không quá rập khuôn. Miễn thầy dạy tốt thì mặc quần áo có thể thoải mái. Học sinh cũng tiết lộ đây là thói quen của thầy tiếng Anh, rất hay mặc quần áo thế này đến trường.

Thầy vừa dạy giỏi lại rất chịu khó thay đổi hình tượng liên tục. Với học sinh, tất cả đều rất thích khi thầy lên lớp sinh động như vậy. Nhiều người cũng bày tỏ sự ghen tị, muốn mình cũng được học giáo viên như vậy. Việc thầy đầu tư cho trang phục mỗi giờ lên lớp chứng tỏ thầy rất tâm huyết với nghề. Có được ông thầy thế này thì lên lớp vừa vui vừa dễ tiếp thu bài giảng.

Phụ huynh khắt khe “đây là lớp học”

Nhưng phụ huynh lại trái ngược với học sinh. Khi thấy những hình ảnh về thầy giáo được đăng tải, họ nói thẳng đây là lớp học, cần chú ý hình tượng của một giáo viên. Theo các vị phụ huynh này, dù thời bây giờ, thầy cô có thể ăn mặc thoải mái hơn nhưng vẫn có những tiêu chuẩn nhất định.

Việc một thầy giáo mặc đồ bó, vằn vện như vậy liệu có phù hợp với môi trường giáo dục. Trang phục kỳ lạ có thể ảnh hưởng đến học sinh. Giáo viên đại diện cho hình ảnh nghiêm túc. Nếu giáo viên đều mặc đồ hoa hòe, lòe loẹt, thì lấy gì làm gương để yêu cầu học sinh mặc đồng phục chỉnh tề.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Ngay lập tức cũng có nhiều người lên tiếng bênh vực giáo viên. Theo những người khác miễn giáo viên dạy giỏi, trình độ chuyên môn cao thì mặc gì không quan trọng. Còn nếu một giáo viên suốt ngày chỉ lo ăn mặc chỉn chu mà sư phạm không tốt, dạy không ai hiểu thì để làm gì.

Thầy giáo đã chấp nhận bỏ tiền túi ra, sắm quần áo độc đáo để thu hút sự chú ý của học sinh, đi dạy đầy tâm huyết như vậy thì còn kén chọn gì nữa. Đồng thời, phụ huynh cũng nên tôn trọng thẩm mỹ riêng của giáo viên. Trừ khi quá hở hang, phản cảm thì hẳn lên tiếng.

Nhiều người hay có thành kiến với giáo viên, cứ thấy họ ăn mặc hơi khác thì liền nghĩ họ không tốt. Chẳng lẽ giáo viên thì cứ phải sơ mi trắng, quần tây đóng thùng thì mới được sao.

Trường hợp giáo viên dám mặc những bộ quần áo phá cách thế này rất hiếm. Đồng thời nhiều trường, giáo viên cũng quy định đồng phục, tất cả đều phải mặc giống nhau. Các mẹ có từng nghe đến “tiến sĩ gây mê” chưa, đây là một từ thông dụng trong giới học sinh, sinh viên, dùng để chỉ những giáo viên có cách giảng bài quá chán, quá buồn ngủ, khiến học sinh không thể nào tỉnh táo nổi.

Thay vì một thầy sơ mi, nghiêm túc, ngồi một chỗ giảng bài buồn ngủ không chịu nổi thì một thầy giáo thú vị, vui tươi, mọi người thấy bên nào tốt hơn? Riêng với các giáo viên, sau sự việc này họ tự hỏi vì sao chỉ một bộ quần áo mà có thể gây ra sự không hài lòng cho phụ huynh.

Phong cách của giáo viên có thể khác biệt, nhưng điều cần nhìn nhận là chuyên môn của thầy và tiếng nói của học sinh. Nếu chính các em cũng thấy thích thì phụ huynh có lý do gì để phản đối. Đừng vì ai đó có sự khác biệt mà lại đối xử khắc nghiệt với họ.