Trong thời đại kỹ thuật số, quả là có những điều vô cùng khó tin và khó hiểu.

hình ảnh

Chụp gần 1.000 tấm ảnh selfie suốt mấy năm Đại học, anh chàng này đã bán được 23 tỷ đồng (Ảnh: nairametrics.com & Tuổi Trẻ Cười) 

"Tỷ phú mới nổi" này có tên là Ghozali Ghozalo (22 tuổi, ở Semarang, Central Java, Indonesia). Để để kiếm được số tiền 23 tỷ này, chàng sinh viên Indonesia đã  đều đặn chụp gần 1.000 tấm ảnh selfie (cụ thể là 933 bức ảnh) trong 5 năm, kể từ năm 2017 đến nay. 

Chia sẻ về hình thức kinh doanh mới lạ với "nguồn vốn tự có" này, Ghozali cho biết, ban đầu anh chỉ định chụp để làm một video trình chiếu trong buổi lễ tốt nghiệp của mình. Đến bây giờ, thanh niên trẻ vẫn chưa hết ngỡ ngàng với số tiền mà mình thu được từ việc bán ảnh.

Bộ sưu tập ảnh selfie trị giá tiền tỉ của nam sinh viên Indonesia.Chỉ là những bức ảnh selfie bình thường (Ảnh: Ghozali/ Tuổi Trẻ Cười)

Được biết, cách thức kiếm tiền tỷ của Ghozali bắt nguồn từ trào lưu biến các ảnh selfie thành NFT, (Non-Fungible Token) hay token không thể thay thế là một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain - công nghệ sử dụng chữ ký số để xác nhận tác phẩm gốc và người sở hữu tác phẩm. Nhờ đặc tính này, NFT trở thành loại tài sản độc nhất vô nhị, không thể sao chép hay làm nhái.

Có một điều lạ lùng không ai lý giải được, các ảnh selfie của Ghozali vốn dĩ rất đỗi bình thường, chỉ đơn giản là ảnh cận mặt, thậm chí chưa qua chỉnh sửa, nhưng vẫn có người bỏ tiền ra sở hữu. Mỗi bức ảnh Ghozali bán được có giá từ 3 USD (khoảng 70 ngàn đồng. Tuy vậy, nhờ việc "bán đắt như tôm tươi" mà Ghozali đang tiến dần đến mốc 1 triệu USD, trở thành một "người hùng" tại địa phương và xuất hiện trên nhiều tờ báo Indonesia.

Trên trang Twitter, Ghozali cũng nhắn nhủ các người mua bộ sưu tập sẽ không 'lạm dụng' các tấm ảnh của mình:

"Bạn có thể làm bất cứ điều gì, như lật lại ảnh hoặc bất cứ điều gì, nhưng xin đừng lạm dụng ảnh của tôi. Nếu không, bố mẹ tôi sẽ buồn lắm. Tôi tin tưởng vào các bạn, vì vậy hãy tôn trọng những bức ảnh đó nhé."

Tuy "dễ ăn" là thế nhưng theo nhiều chuyên gia nhận định, hình thức kiếm tiền từ “nghệ thuật” khá kỳ lạ này tiềm ẩn vô vàn những rủi ro, "sớm nở tối tàn" và chàng sinh viên 22 tuổi trên đây đã vô tình "ăn may"  trong lĩnh vực số vô cùng mới mẻ này. 

Nhưng phải công nhận một điều rằng Ghozali đúng là một người rất sáng tạo và biết tranh thủ thời cơ để kiếm tiền, mọi người nhỉ. Thôi thì kiếm tiền chính đáng, không phạm pháp là được. Mong chàng trai trẻ sẽ ngày càng phát triển với công việc "đặc biệt" này của mình.