Thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào là điều mà mọi mẹ bầu cần biết khi cảm nhận được những cử động đầu tiên từ sinh linh bé nhỏ trong bụng mình. Đây là thời điểm thai nhi có những phản xạ, tương tác đầu tiên với cuộc sống bên ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu thêm về thai máy ở thai nhi 20 tuần tuổi cũng như cách quan sát, quan tâm đến con trong gia đoạn đặc biệt này.

hình ảnh

Thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào?

Thai nhi 20 tuần tuổi là mốc thời gian mẹ có thể cảm nhận rõ hành động đạp, xoay người của con. Tủy theo cơ địa mà bé sẽ thai máy sớm hoặc sau thời điểm 20 tuần. Bé đã có thể xoay người, cử động chân lay, nhào lộn một cách hiếu động hay biểu hiện thường thấy nhất là đạp vào thành bụng mẹ.

Thai nhi 20 tuần tuổi lớn như thế nào? Giai đoạn này, bé đã hình thành đầy đủ các chi. Bé gái có thể đã hình thành bộ phận sinh dục. Thai nhi đã có thể dài gần bằng 1 gang tay người lớn. Thời gian này, thai nhi máy vẫn rất nhẹ nhàng, mẹ mang bầu lần đầu có thể không phát hiện ra. 

Thời gian này, mẹ bầu tinh ý có thể cảm nhận những cử động rất nhỏ như những cái búng tay nhẹ nhàng trong bụng. Nếu ngồi một chỗ hoặc nằm im, mẹ bầu có thể cảm nhận ngày một rõ ràng cảm giác đập mạnh như cánh bướm trong bụng. Thai nhi khỏe mạnh còn có thể phản ứng lại khi mẹ bầu gõ nhẹ vào bụng. 

Thai máy ở tuần thứ 20 cho thấy những phản xạ đầu tiên của bé về sự sống bên ngoài. Mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe nhiều hơn trong giai đoạn này để bé phát triển khỏe mạnh.

hình ảnh

Mẹ bầu nên lưu ý gì khi thai nhi được 20 tuần tuổi?

Theo dõi thai máy

Mẹ bầu giai đoạn này nên theo dõi thai máy của con để có thể khám bác sĩ kịp thời nếu bé thai máy quá ít hoặc quá nhiều. Trung bình thai nhi 20 tuần tuổi thai máy khoảng 4 đợt 1 giờ đồng hồ. 

Chọn thời điểm sau khi ăn no để quan sát cử động thai máy của thai nhi. Hãy theo dõi cố định khoảng 3 lần 1 ngày với những khung giờ cố định để so sánh. Thai máy giai đoạn đầu thường khó thấy, do đó, mẹ bầu nên đặt tay lên bụng và cảm nhận.

hình ảnh

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày

Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu cảm nhận thế giới bên ngoài và có sự phát triển toàn diện về thể chất. Mẹ bầu cần chú ý nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, muối khoáng, vitamin, sắt,v.v..Duy trì chế độ ăn uống cho bà bầu thật đa dạng với các sản phẩm giàu sắt (gan lớn, tim lận, đậu đỗ, bầu đỏ,v.v..) và vitamin (rau muống, rau ngót, rau đay,v.vv).

hình ảnh

Tập thể dục thường xuyên

Bên cạnh dinh dưỡng, mẹ bầu cần tập luyện cho xương khớp, tinh thần thư thái, tránh ngồi yên một chỗ. Hãy tham gia các lớp yoga, bơi cho bà bầu. Buổi tối, bạn nên ra ngoài đi bộ, hít thở không khí trong lành để đảm bảo sức khỏe, tinh thần khi sinh.

hình ảnh

Giao tiếp với con

20 tuần đầu thai kỳ là khoảng thời gian bé bắt đầu phát triển các tế bào thần kinh, có khả năng nhận thức. Các ông bố bà mẹ có thể giao tiếp, cho thai nhi nghe nhạc, đọc truyện thiếu nhi cho con hằng ngày. Đây cũng là cách giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.

hình ảnh

Tổng kết 

Thai máy ở tuần thứ 20 là hiện tượng bình thường mà bất cứ mẹ  bầu nào cũng từng trải qua. Bạn không nên lo lắng khi con cử động mạnh mà nên nhẫn nại quan sát, tạo cơ hội giao tiếp, cảm nhận con thường xuyên hơn. Hãy cho bé cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ trong giai đoạn phát triển mạnh đầu tiên này.

Bài viết thuộc tác giả VanHoaNet - thành viên Cộng đồng Phụ nữ lớn nhất Việt Nam Wtt! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!