Thai nhi 18 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu hiện nay khi mang thai tuần 18. Phần lớn các mẹ bầu trong giai đoạn này đều thắc mắc không biết thai 18 tuần đã biết đạp chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dành cho các mẹ bầu trong quá trình mang thai tuần thứ 18 ngay qua bài viết dưới đây.

hình ảnh

Thai nhi 18 tuần tuổi đã biết đạp chưa?

Trong các giai đoạn thai kỳ tuần thứ 16 - 17, các hiện tượng mang thai của mẹ bầu thường rất mơ hồ và ít cảm nhận được những tác động của bé trong bụng một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ tuần thứ 18, mẹ sẽ cảm nhận được một cách rõ ràng nhất những cú đạp đầu tiên của bé một cách vô cùng rõ ràng, đánh dấu những chuyển động đầu đời mà mẹ có thể cảm nhận được bên cạnh hoạt động đạp như: xoay người, lật, duỗi người,...

Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được tác động của trẻ lên cơ thể (thai máy) trong khoảng tuần thứ 18 - 25 của thai kỳ. Đối với những mẹ sinh cần lần 2 có thể cảm nhận được thai máy sớm hơn, từ tuần thức 12 - 13 của thai kỳ.

Với mỗi mẹ bầu sẽ có những cảm nhận về thai máy khác nhau, thông thường trong mỗi lần bé cử động, mẹ sẽ có những cảm nhận từ đau nhẹ, đến rất đau, đôi khi hoàn toàn không cảm thấy đau. 

Trong 2 tháng giữa thai kỳ, thai thường cử động không đều, do đó mẹ cần chú ý đến những cử động, theo dõi kỹ lưỡng hàng ngày để nhận biết những dấu hiệu từ bé. Đồng thời cần chăm sóc tốt cho bản thân bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhất.

hình ảnh

Những Sự Thay Đổi Của Thai Nhi Tuần Thứ 18

Ở thai kỳ tuần thứ 18, tai của thai nhi bắt đầu được hình thành và có dấu hiệu lồi ra bên ngoài, chính vì vậy, trẻ hoàn toàn có thể bắt đầu lắng nghe từ trong bụng mẹ.

Mắt của thai nhi cũng có thể nhìn về phía trước, cùng với hệ tiêu hóa dần đi vào hoạt động. Hệ thống dây thần kinh của thai bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ bé. 

Trong tuần thứ 18, nhiều mẹ bầu thường thắc mắc về việc thai nhi tuần 18 đã biết làm gì? có biết đạp chưa? Theo các bác sĩ, từ tuần thứ 18, trẻ hoàn toàn có thể có những chuyển động rõ ràng trong bụng mẹ như biết xoay, lật, duỗi chân,... và các mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được bé hoạt động.

Vào thời điểm này, thai nhi thường có chiều dài khoảng 142mm và nặng khoảng 190g. 

Thai nhi trong tuần thứ 18, hệ xương và các mô sụn của trẻ đã hình thành, chính vì vậy có thể tiến hành xét nghiệm Triple Test để có thể phát hiện sớm cho trẻ khi xuất hiện những dị tật bẩm sinh và có hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất. 

Đặc biệt, trong giai đoạn đoạn này, não bộ của bé cũng được bảo vệ an toàn nhờ hợp chất myelin. Ngoài ra, khi sử dụng các dụng cụ đặc biệt hỗ trợ nghe nhịp tim, bạn cũng hoàn toàn có thể nghe thấy từng nhịp đập của bé. 

Thông qua phương pháp siêu âm, bạn có thể xác định được giới tính của trẻ với kết quả vô cùng chính xác.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 18 tuần tuổi này, các ngón tay, ngón chân của bé đã dần hình thành rõ, tuy nhiên, phần đầu vẫn thường to hơn so với phần thân của bé nên các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm. 


 


Lông mày, lông mi, tóc,... của trẻ mọc dần nhưng vẫn khá thưa thớt. Mí mắt của bé vẫn nhắm, tuy nhiên hoàn toàn có thể cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài le lói. Thần kinh vị giác của trẻ bắt đầu phát triển nơi đầu lưỡi.

hình ảnh

Lưu Ý Khi Mang Thai Tuần Thứ 18

Khi bước vào tuần thai kỳ thứ 18, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn trong quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, vận động nhẹ nhàng kết hợp nghỉ ngơi điều độ để có thể phát triển toàn diện hơn. 

Đặc biệt, bạn nên tiến hành đi khám định kỳ, đây là bước vô cùng quan trọng để có thể phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường trong thai kỳ.

Ngoài ra cần hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, hay làm việc quá sức. Đây là giai đoạn bé hình thành các giác quan nên hoàn toàn sẽ cảm nhận được tâm lý của mẹ một cách rõ nhất.

hình ảnh

Tổng Kết

Mong rằng những thông tin hữu ích về mẹ và bé trong tuần 18 thai kỳ mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn giải đáp cho mình những thắc mắc thai nhi tuần 18 đã biết đạp chưa? một cách phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức mang thai và sinh sản hay nhất!

Bài viết thuộc tác giả VanHoaNet - thành viên Cộng đồng Phụ nữ Việt Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!