Thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì và kiểm tra những gì? Thai 22 tuần dường như đã đủ lớn và bộ phận cơ thể gần như đã phát triển. Chính vì vậy, việc thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng của thai nhi là rất cần thiết. Dưới đây sẽ là những xét nghiệm và kiểm tra mà thai phụ ở tuần thứ 22 tuần làm. Mời mọi người theo dõi và tìm hiểu. 

hình ảnh

1. Siêu âm

Đầu tiên siêu âm luôn là việc kiểm tra cần thiết đối với một thai phụ. Siêu âm sẽ có độ an toàn đối với cả bà bầu cũng như em bé. Đây được coi là một hoạt động phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay.

Tại tuần thứ 22, thai phụ có thể đi siêu âm theo tam cá nguyệt thứ 2. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ kiểm tra giải phẫu thai nhi, nhau thai và nước ối thông qua siêu âm.

hình ảnh

2. Xét nghiệm Triple Test

Đối với thai thửa 22 tuần, các bà bầu nên thực hiện xét nghiệm được gọi là Triple Test. Xét nghiệm này sẽ bao gồm: 

  • AFP:  Đây là loại protein được sản xuất bởi thai nhi.
  • hCG: Đây là loại hormone được sản xuất bởi nhau thai.
  • Estriol: Đây là một loại estrogen được sản xuất từ nhau thai và thai nhi.

Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tìm được mức độ bất thường của các chất trong đó. Kết quả sẽ xem xét được những yếu tố liên quan tới tuổi tác của mẹ, tiền sử sức khỏe cũng như tình trạng sức khỏe của thai kỳ.

Quan trọng hơn, xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện ra những bất thường của thai nhi. Điển hình như các bệnh về hội chứng trisomy 18, hội chứng Down và tật nứt đốt sống.

hình ảnh

3. Xét nghiệm ADN bào thai không có tế bào

Việc xét nghiệm ADN bào thai không có tế bào sẽ được sử dụng để xem xét nguy cơ thai nhi có bị rối loạn nhiễm sắc thể hay không. Đây được coi là một hình thức xét nghiệm mới và sửa giúp cho đối tượng thai phụ có khả năng mắc bệnh trisomy 13, 18 hoặc 21.

DNA bào thai không có tế bào là một vật liệu di truyền được sản xuất từ nhau thai. Loại di truyền này sẽ phát hiện được trong máu của người mẹ. Từ đó có thể thấy được và phát hiện ra các rối loạn nhiễm sắc thể bằng cấu trúc di truyền của thai nhi.

hình ảnh

4. Kiểm tra mức độ tăng cân

Tiếp theo là kiểm tra mức độ tăng cân của thai phụ. Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra thai phụ đã tăng bao nhiêu cân so với trước khi mang thai. Số lượng cân nặng của thai phụ trong tuần thứ 22 cần phụ thuộc vào cân nặng ban đầu. Ngoài ra cân nặng này cũng phụ thuộc vào số lượng thai nhi mà bạn đang mang.

Qua việc kiểm tra này, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống. Nếu như mẹ bầu tăng cân nhiều hơn thì hãy hạn chế ăn trái cây và đồ ngọt. Ngược lại nếu như không tăng cân đủ thì cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.

hình ảnh

5. Đo nhịp tim 

Tiếp theo đó là đo nhịp tim của thai nhi. Trong quá trình mang thai, nhịp tim sẽ cần phải ổn định và không có sự bất bình thường. Còn huyết áp sẽ thường giảm khi mang thai. Bởi vì hiện tượng này sẽ thưởng xảy ra khi thay đổi hormone trong máu của thai phụ.

Nếu như nhịp tim bình thường thì thai nhi đang phát triển rất tốt. Nếu như nhịp tim không còn thì được gọi là trường hợp thai nhi không có tim thai. Thai phụ cần tiến thành phẫu thuật để loại bỏ thai.

hình ảnh

6. Xét nghiệm nước tiểu

Một xét nghiệm nữa cần phải làm khi ở thai tuần thứ 22 đó chính là sẽ nghiệm nước tiểu. Mỗi lần mà thai phụ đi khám thai, bác sĩ sẽ thường kiểm tra lượng protein và đường có trong nước tiểu.

Quan trọng nhất đó chính là sự phát triển của tiền sản giật có trong protein. Nếu như thai phụ có mức glucose cao, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác. Trong đó là sẽ xét nghiệm cho bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra nếu thai phụ có những triệu chứng như đi tiểu đau thì cần kiểm tra nước tiểu. Việc kiểm tra này sẽ xác định có vi khuẩn hay không hoặc có mắc các bệnh về viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,.... Thông thường nếu thai phụ mắc bệnh như trên thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

hình ảnh

Tổng Kết

Trên đây chính là những xét nghiệm và kiểm tra cần làm ở tuổi 22 tuần của thai nhi. Tùy vào độ tuổi của thai nhi, thai phụ sẽ cần làm những xét nghiệm và kiểm tra riêng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em phụ nữ có thể hiểu thêm trong quá trình mang thai của mình.

Bài viết thuộc tác giả VanHoaNet - thành viên Cộng đồng Phụ nữ lớn nhất Việt Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!