Bạn băn khoăn hóc xương cá có tự khỏi không? Bạn đã thử rất nhiều biện pháp chữa hóc xương cá dân gian nhưng không hiệu quả? Xương cá mắc ở cổ có tự tiêu được không? Theo dõi bài viết dưới đây để cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc về tình trạng hóc xương cá có tự biến mất không nhé.

hình ảnh

Hóc xương cá có thể tự khỏi hay không phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1. Kích Thước Mẩu Xương Cá

hình ảnh

Nếu bạn bị bóc những mẩu xương nhỏ thì hãy yên tâm vì nó sẽ tự bong ra sau vài giờ. Còn nếu bạn hóc phải mảnh xương cá to, đây mới là điều cần lo lắng. Chúng sẽ cắm vào niêm mạc cổ họng của bạn sâu hơn, thậm chí bạn sẽ càng cảm thấy đau hơn nếu áp dụng một số mẹo chữa hóc xương cá không đúng. Do đó, xương cá sẽ không tự tiêu đi đâu mà chờ đợi bác sĩ nha khoa gỡ ra thôi.

2. Vị Trí Mắc Xương

hình ảnh

Nếu mảnh xương cá nhỏ, dù mắc ở đâu thì chúng cũng dễ dàng bong ra dù bạn không làm gì cả. Nhưng nếu mảnh xương cá lớn, chúng mắc ở vị trí sâu trong cổ họng thì tuyệt đối bạn không nên làm gì. Những mẹo như nuốt cơm, nuốt bánh mì, ho khạc,v.v.. sẽ chỉ khiến xương cá mắc sâu hơn, các vết xước do xương cá cào rách càng sưng lên. Và dĩ nhiên tỉ lệ xương rơi xuống dạ dày là rất thấp.

3. Cấu Trúc Mảnh Xương

hình ảnh

Cấu trúc mảnh xương liên quan trực tiếp đến vị trí hóc cũng như mức độ nghiêm trọng của việc hóc xương cá. Nếu mảnh xương cá hình chữ Y, chúng có thể lơ lửng ở giữa cổ họng của bạn, khiến bạn cảm thấy rất khó chịu khi nuốt. Diện tích tiếp xúc với niêm mạc cổ họng lớn hơn dẫn đến khả năng tự khỏi là thấp.

4. Yếu Tố Bên Ngoài

hình ảnh

Khi trẻ em bị hóc xương cá thường mất bình tĩnh và cố gắng ho khạc thật nhiều. Nhưng hành động này đôi khi khiến xương cá mắc vào sâu hơn, gây tổn thương nhiều hơn, thậm chí ho ra máu. Một số biện pháp dân gian chỉ áp dụng với hóc xương cá nhỏ cũng khiến tình trạng hóc xương ở trẻ không mấy khả quan.

Có Nên Đợi Xương Cá Tự Tan Không?

hình ảnh

Áp dụng nhiều biện pháp chữa hóc xương cá không hiệu quả dẫn đến việc chúng ta buông tay và hy vọng xương cá tự tan ra. Với mẩu xương cá nhỏ, chúng sẽ mềm ra và dễ dàng tan nếu bạn uống Vitamin C. Với xương cá lớn, chúng cũng sẽ dần bào mòn bởi Vitamin C nhưng không phải ai cũng bình tĩnh đợi chúng bào mòn sau vài ngày cả. Do đó, bạn không nên chờ đợi xương cá tự tan ra mà nên giải quyết càng sớm càng tốt.

Hóc Xương Cá Lâu Ngày Có Nguy Hiểm Không?

hình ảnh

Xương cá mắc ở trong cổ họng lâu ngày không được xử lý sẽ dẫn đến sự hoạt động của vi khuẩn phân hủy xương cá. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết rách do xương cá gây ra. Thông qua đó, người bị hóc xương có thể bị:

  • Nhiễm trùng máu
  • Nhiễm trùng hô hấp dưới
  • Áp xe lên thành họng, vòm họng, amidan
  • Áp xe trong thực quản, phế quản, phổi
  • Viêm phổi cấp

Tổng Kết

Có thể thấy rằng, hóc xương cá rất khó tự khỏi, thậm chí nguy hiểm nếu như bạn để xương cá mắc ở cổ họng lâu ngày. Hãy đến các trung tâm y tế uy tín để được xử lý kịp thời. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp chữa hóc xương cá thiếu căn cứ khoa học để khiến tình trạng càng nặng hơn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức hay và thú vị!

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Có thể bạn quan tâm:

18 Mẹo Chữa Hóc Xương Cá Dân Gian Cho Trẻ Em Ngay Lập Tức

Chữa Hóc Xương Cá Bằng Mật Ong Có Khó Không?