Vào giờ ngủ bán trú (khoảng 11 giờ 45 phút), học sinh nghỉ trưa cùng phòng với T. phát hiện em có dấu hiệu bất thường nên đã báo với giám thị.

Giữa tháng 2 vừa qua, khi học sinh tiểu học và mầm non TP.HCM quay lại trường học thì về cơ bản, học sinh tất cả các khối đã được học trực tiếp. Bên cạnh nỗi canh cánh của phụ huynh lo cho con dễ nhiễm bệnh thì còn là những tình huống phát sinh sau thời gian dài ở nhà, gần đây nhất là trường hợp một học sinh không qua khỏi ở TP.HCM chỉ sau khi đến trường 3 tuần sau Tết.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online

Em đọc trên báo Tuổi Trẻ Online thì sự việc xảy ra vào ngày 17/2, vào giờ ngủ bán trú (khoảng 11h45) tại Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7. Người không may là em H.M.T., học sinh lớp 10 của trường. Vào giờ ngủ trưa, học sinh nghỉ trưa cùng phòng với em H.M.T. phát hiện T. có dấu hiệu bất thường nên đã báo với thầy giám thị. Nhân viên y tế trường đã đến đo huyết áp và nhịp tim, ghi nhận kết quả huyết áp và nhịp tim của em T. đều bằng 0. Lãnh đạo Trường Lê Thánh Tôn đã thông báo sự việc cho phụ huynh và gọi xe cấp cứu đưa T. đến Bệnh viện Tân Hưng, quận 7. Khoảng 14h30 cùng ngày, bác sĩ Bệnh viện Tân Hưng thông báo em T. đã không qua khỏi.

Theo Vietnamnet, ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã đến trường THPT Lê Thánh Tôn. Công an đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera, lập biên bản và lấy lời khai của những người liên quan. Theo kết quả giám định pháp y, nguyên nhân sơ bộ học sinh lớp không qua khỏi ở TP.HCM được xác định là do phù phổi cấp. Hiện Công an quận 7 đang tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.

hình ảnh

Nơi xảy ra sự viện, ảnh Báo Tin Tức

Theo Medicalnewstoday, phù phổi xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các túi khí của phổi - phế nang. Điều này cản trở quá trình trao đổi khí và có thể gây suy hô hấp. Phù phổi có thể cấp tính (khởi phát đột ngột) hoặc mãn tính (diễn ra chậm hơn theo thời gian). Nếu nó là cấp tính, nó được xếp vào loại cấp cứu y tế cần được chăm sóc ngay lập tức. Cùng với khó thở, các dấu hiệu và triệu chứng khác của phù phổi cấp có thể bao gồm: ho, thường có đờm màu hồng sủi bọt; đổ quá nhiều mồ hôi; lo lắng và bồn chồn; cảm giác nghẹt thở; da nhợt nhạt; thở khò khè; nhịp tim nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực); tức ngực…

Chỉ 4 ngày sau sự việc ở quận 7 thì một sự việc đáng tiếc cũng xảy ra tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4, TP HCM). Một nữ sinh lớp 10 bị chấn thương phần mềm khi cố tiếp đất từ lầu 3. Em đọc trên báo Người Lao động thì bé này không ở với cha mẹ mà ở với bà nội từ nhỏ. Em cũng có dấu hiệu tr.ầm c.ảm từ trước, theo xác nhận của bạn bè từ thời học lớp dưới.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình NLĐ Online

Dường như khi mở cửa cho trẻ đến trường, nhiều bậc cha mẹ đã đặt quá nhiều lo lắng vào việc liệu trẻ có bị nhiễm cô Vít khi tới trường không, mà quên mất rằng xung quanh một đứa trẻ hiện hữu rất nhiều vấn đề khác nhau. Từ những căn bệnh cấp tính mà trẻ cần phải được chăm sóc đặc biệt khi đến trường, cho đến những nhu cầu về tâm sinh lý mà trẻ cần được lắng nghe, chia sẻ sau gần 8 tháng ở nhà học online, làm bạn với máy tính, không trực tiếp trò chuyện cùng thầy cô, bạn bè.

Việc ở nhà trong suốt thời gian dài cũng khiến nhiều học sinh khó làm quen với nhịp độ sinh hoạt mới, cũng như sẽ lơ là chủ quan nếu có bệnh trong người. Bên dưới những tin tức về học sinh lớp 10 không qua khỏi bất thường tại TP.HCM, nữ sinh ở quận 4 tiếp đất…, hầu hết các ý kiến đều vội vã khẳng định rằng mới qua 2 tuần đi học đã xảy ra nhiều chuyện ngoài ý muốn. Thật ra thì học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại TP.HCM đã đi học từ đầu năm nay, khối mầm non đến lớp 6 mới đi học từ 14/2. Điều này có nghĩa là các em học sinh khối lớp lớn đã có ít nhất 5 tuần quay trở lại trường học, nhưng phụ huynh, thầy cô vẫn phải dành thời gian tìm hiểu tâm tư của các em, cũng như nhắc nhở, lưu ý riêng với nhà trường về bệnh tình của trẻ. Có vậy thì mới ngăn ngừa được những chuyện đáng tiếc xảy ra.

Các mẹ thì nghĩ thế nào về vấn đề này?