Theo kế hoạch của Bộ Y tế thì ngay từ đầu tháng 4 này, ngay sau khi có vắc xin ‘cô vít’ được cung ứng, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được tiêm chủng

Hiện có 2 loại vắc xin đã được Bộ Y tế đưa vào tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer (tiêm cho trẻ từ năm đến dưới 12 tuổi) và Moderna (tiêm cho nhóm từ 6 đến dưới 12 tuổi).

Gần đến ngày con được tiêm vắc xin ‘cô vít’, nhiều bố mẹ vừa hồi hộp vừa lóng ngóng không biết giờ cần phải làm những gì để con mình được an toàn và thuận lợi khi tiêm. Vậy khi cho con tiêm vắc xin ‘cô vít’, bố mẹ cần lưu ý gì?

Sau khi đọc thông tin trên báo pháp luật TP.HCM, mình thấy các chuyên gia đã khuyến cáo đầy đủ rồi, giờ chia sẻ cho những ai quan tâm nha.

Dưới đây là 3 lưu ý bố mẹ cần nhớ cho bố mẹ khi đưa con đi tiêm vắc xin ‘cô vít’, bao gồm:

hình ảnh

Nhiều bố mẹ lóng ngóng khi con chuẩn bị tiêm vắc xin 'cô vít'. Ảnh minh họa/Nguồn: bjnews

Lưu ý thứ nhất: Những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng bé có thể gặp phải

PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi sau tiêm vắc xin chỉ gặp các phản ứng thông thường đối với từng loại vắc xin khác nhau. Cụ thể:

Với vắc xin Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm là đau tại vị trí tiêm, đau đầu, đau khớp, đau cơ, tiêu chảy, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều 2).

Phản ứng ít gặp, bao gồm: nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), mất ngủ, ngủ li bì, giảm cảm giác thèm ăn, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, suy nhược, khó chịu, đau chi, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000).

Với vắc xin Moderna, các phản ứng rất thường gặp là sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (cổ/trên xương đòn).

Ngoài ra, trẻ có thể gặp triệu chứng đau tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm, đau đầu, đau cơ, đau khớp, muốn ói/ói, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm.

Phản ứng thường gặp là phát ban, tiêu chảy, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm.

Phản ứng ít gặp là chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng hiếm gặp là sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da, giảm cảm giác. Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

‘Các quốc gia mới triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ đầu năm 2022, nên số liệu ghi nhận phản ứng sau tiêm còn đang cập nhật và đã ghi chép. Chưa ghi nhận báo cáo nào về phản ứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim’, PGS Hồng chia sẻ.

Lưu ý thứ 2: Không tiêm trộn 2 loại vắc xin Pfizer và Moderna

PGS Hồng cho biết, vắc xin Pfizer cho trẻ từ năm đến dưới 12 tuổi có hàm lượng 10 mcg, bằng 1/3 hàm lượng của người từ 12 tuổi trở lên. Để tránh nhầm lẫn với vắc xin dùng cho người lớn, lọ có nắp màu cam.

Còn vắc xin Moderna tiêm cho trẻ nhóm này liều bằng một nửa người lớn, mỗi liều 0,25 ml chứa 50 mcg vắc xin mRNA. Mỗi lọ đóng 10 liều 0,5 ml, tương đương với 20 liều cho trẻ nhỏ, không dành cho trẻ 5 tuổi.

Điều đáng nói là Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin, không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào.

hình ảnh

Không tiêm trộn 2 loại vắc xin cho trẻ. Ảnh minh họa/Nguồn: bjnews

Lưu ý thứ 3: Nhóm trẻ cần trì hoãn tiêm vắc xin ‘cô vít’

TS-BS Lê Kiến Ngãi, BV Nhi Trung ương cho biết, nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm có tiền sử phản vệ với vắc xin ‘cô vít’ lần trước hoặc các thành phần của vắc xin.

Trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn; trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang bị sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng;

Ngoài ra, với trẻ trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư… thì cần trì hoãn tiêm chủng cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

Còn đối với trẻ từng mắc ‘cô vít’: Cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh.

Thế nhưng, tùy từng huống cụ thể mà các đơn vị tiêm chủng xem xét từng trẻ, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian này không. Việc này phải được sự đồng thuận của bố mẹ, người chăm sóc.

Nhóm trẻ cần thận trọng tiêm chủng là nhóm trẻ tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; bé rối loạn về tri giác, tăng động, giảm chú ý, gặp hội chứng tâm lý đám đông…

Với trẻ phải khám, sàng lọc, tiêm tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên ngoài trường hợp từng có hội chứng MIS-C, còn gồm các trẻ mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim, phổi bất thường.

Hoặc khi khai thác tiền sử thấy bé có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thuốc, thức ăn…), trẻ bị hội chứng MIS-C.

Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, mọi người tham khảo để con mình tiêm chủng an toàn nha.

Nguồn: Tổng hợp