Phù chân khi mang thai tháng cuối thường gặp ở nhiều mẹ bầu.

Một trong những cảm giác khó chịu mà nhiều mẹ bầu gặp phải khi mang thai ở giai đoạn về đích là triệu chứng bị phù chân khi mang thai tháng cuối. May mắn thay, mẹ bầu có thể thử một số phương pháp đơn giản để giúp giảm bớt triệu chứng này.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân khi mang thai tháng cuối

hình ảnh

Phù chân khi mang thai tháng cuối là hiện tượng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ ba

Bắt đầu từ tuần 28 của thai kỳ là thời điểm phổ biến nhất khiến bàn chân bị phù. Đặc biệt là khi càng gần đến ngày dự sinh, các ngón chân của mẹ có nhiều khả năng giống những chiếc xúc xích nhỏ hơn bất cứ thứ gì khác. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ đang tiếp tục xây dựng nguồn cung cấp máu và chất lỏng, đồng thời tử cung cũng trở nên nặng hơn khi em bé lớn lên, làm chậm lưu lượng máu từ chân trở về tim khiến chân dễ bị sưng phù.

Các yếu tố khác khiến mẹ bị  phù chân  khi mang thai, bao gồm:

  • Thời tiết nóng;
  • Mất cân bằng trong chế độ ăn uống;
  • Mẹ sử dụng cà phê;
  • Uống không đủ nước;
  • Đứng một chỗ trong một thời gian dài.

Cách khắc phục triệu chứng phù chân khi mang thai tháng cuối

Bàn chân bị sưng có thể gây đau hoặc không đau tùy từng thai phụ nhưng đều gây khó chịu hoặc phiền phức, để hạn chế điều này, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Giảm lượng natri

Một cách để giảm sưng tấy khi mang thai tháng cuối là mẹ cần hạn chế lượng natri (muối) ăn vào vì muối sẽ làm cho cơ thể mẹ giữ thêm nước.

Hãy cố gắng tránh thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, vì chúng đặc biệt chứa nhiều natri. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên ăn quá mặn trong thời gian mang thai.

Tăng lượng kali

Không bổ sung đủ kali cũng có thể khiến tình trạng phù chân khi mang thai tháng cuối trở nên tồi tệ hơn. Điều này là do kali giúp cơ thể mẹ cân bằng lượng chất lỏng chứa trong cơ thể.

Mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm tự nhiên có nhiều kali bao gồm: Khoai tây, khoai lang, chuối, rau chân vịt...

Giảm lượng cà phê

Mặc dù thỉnh thoảng uống một ly cà phê không quá ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên nếu  mẹ uống quá nhiều loại thức uống này thì sẽ không tốt cho em bé, đặc biệt đây cũng là nguyên nhân  khiến tình trạng phù chân khi mang thai tháng cuối trở nên tồi tệ hơn.

Uống nhiều nước hơn

Nghe có vẻ lạ khi nói mẹ bầu uống nhiều nước hơn để giảm phù chân khi mang thai tháng cuối, nhưng nó thực sự có tác dụng.

Vì vậy, hãy cố gắng uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày để giữ cho thận của mẹ đào thải những chất độc hại ra ngoài và cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết.

Nâng cao chân và nghỉ ngơi

Dù biết rằng việc ngồi một chỗ không tốt cho quá trình tuần hoàn của mẹ bầu, nhưng việc đứng liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

hieu-ve-phu-chan-khi-mang-thai-thang-cuoi-va-cac-bien-phap-khac-phuc

Có nhiều biện pháp để mẹ hạn chế tình trạng phù chân khi mang thai tháng cuối

Nếu bị phù chân khi mang thai tháng cuối, mẹ hãy ngồi nâng chân lên cao một chút, đặc biệt là vào cuối ngày sẽ giúp thoát chất lỏng tích tụ ở chân.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Mặc quần áo chật, đặc biệt là quanh cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân, có thể khiến tình trạng phù chân trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy mẹ hãy cố gắng mặc quần áo rộng rãi, thoải mái hoặc ít nhất là tránh sử dụng quần có dây thun quá chặt.

Tránh vận động mạnh

Đặc biệt nếu mẹ đang mang thai trong những tháng mùa hè nóng nực, hãy tránh vận động mạnh để giúp bàn chân giảm sưng tấy hơn.

Đi bộ

Mẹ bầu cũng có thể đi bộ thậm chí 5 hoặc 10 phút vài lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện tuần hoàn màu, giúp giảm phù chân.

Đi giày thoải mái

Mang giày thoải mái, vừa vặn là chìa khóa để giảm phù chân khi mang thai tháng cuối, cũng như ngăn ngừa các vấn đề về hông và lưng có thể phát sinh khi trọng lượng của cơ thể của mẹ tăng lên.

Massage chân

Massage giúp lưu thông các chất lỏng có xu hướng tích tụ ở bàn chân, do đó sẽ làm giảm sưng tấy. Mẹ bầu có thể nhờ chồng massage vùng chân bị phù của mình, có thể thêm một ít thảo dược để quá trình này được thư giãn hơn.

hieu-ve-phu-chan-khi-mang-thai-thang-cuoi-va-cac-bien-phap-khac-phuc

Massage chân giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng phù chân khi mang thai tháng cuối

Ngủ nghiêng về bên trái

Ngủ nghiêng về bên trái có thể có thể cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm phù bàn chân khi mang thai tháng cuối. Bên cạnh đó khi nằm nghiêng về bên trái sẽ làm giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, giúp thai nhi dễ trao đổi oxy hơn.

Phù chân khi mang thai tháng cuối có cần liên hệ bác sĩ không?

Bị phù chân khi mang thai tháng cuối là một phần rất điển hình của thai kỳ, vì vậy mẹ không cần phải quá lo lắng về triệu chứng này.

Tuy nhiên, nếu như bàn chân bị sưng phù và đi kèm một số dấu hiệu thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Mẹ nên đến thăm khám bác sĩ nếu:

  • Sưng tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột.
  • Phù nề trở nên tồi tệ hơn.
  • Chóng mặt hoặc mờ mắt.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Đau bụng, đặc biệt là ở phần trên bên phải của bụng.
  • Khó thở kèm theo triệu chứng phù chân khi mang thai tháng cuối.

Xem thêm bài nguồn tại đây:

https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/symptoms-during-pregnancy/swelling-during-late-pregnancy

Xem thêm bài liên quan tại đây:

Bị phù chân khi mang thai và 5 cách cải thiện hiệu quả cho mẹ bầu

5 dấu hiệu bất thường đi kèm chứng phù chân ở bà bầu cần đi khám ngay kẻo nguy hiểm cả mẹ lẫn con