Bây giờ dù đã trải qua nhiều năm trời nhưng cứ mỗi lần nhắc đến vụ án là những người tham gia từ điều tra, bắt giữ đến xét xử vẫn không khỏi chạnh lòng, xót xa cho bà cụ cũng là bị cáo trong vụ án. Đến những người cứng rắn như Công an, Điều tra viên, Thẩm phán còn phải rơi lệ khi tham dự phiên tòa này thì bà con cũng đủ hiểu được câu chuyện này đau lòng đến cỡ nào.

Đa số chúng ta ở đây đều có chung mục tiêu khi đi làm là để nuôi sống bản thân, gia đình rồi cố gắng dành dụm để lo cho con cái sau này và dưỡng già. Nhưng đời đâu phải lúc nào cũng thuận theo những gì mình muốn, thực tế luôn xảy ra những điều mình chẳng thể lường trước được.

Cố gắng vun đắp cho con cái, rồi đến một ngày từ đâu chúng vào chiếm luôn căn nhà mình đang ở, đuổi mình ra khỏi nhà mà không chút thương xót.

Đọc bài báo Công Thương chia sẻ câu chuyện của bà cụ mà em thấy đau lòng quá, rồi chợt nghĩ sao người ta sống mà cứ quan trọng vật chất đến thế nhỉ, mất đi có mang theo được đâu? Ở đời hơn nhau ở chữ nghĩa, chữ hiếu. Mình sống phải thì bản thân mình thoải mái, con cháu mình về sau được hưởng nhờ, còn không quả báo nhãn tiền, không đến sớm thì muộn sau đó cũng xảy ra thôi.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Phật Giáo. 

Chuyện kể là bà Ng., sinh năm 1940, một tay nuôi 5 đứa con lớn lên ăn học thành tài rồi lập gia đình cho các con, nhưng thực sự bà chẳng nhờ được đứa con nào cả. Tuy tuổi đã già sức yếu nhưng bà vẫn một mình lủi thủi trong căn nhà ở phường Bình Trị Đông, thuộc quận Bình Tân. Thật ra bà ở một phần thôi, còn lại bà cho thuê để lấy tiền kiếm sống qua ngày, vả lại có người ra người vô nói chuyện bà cũng đỡ buồn nơi tuổi già.

Đang sống yên lành như thế thì đột nhiên vào năm 2010, con gái của bà là bà H., sinh năm 1959 dắt theo chồng với 10 đứa con về nhà bà xin tá túc. Ở chung tất nhiên sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn, thời điểm đó 2 mẹ con bà Ng. cãi nhau ghê lắm. Sau này mọi chuyện vỡ lỡ, mới té ngửa chắc bà H. có mưu đồ từ trước rồi.

Bà H. kể với mẹ rằng mình đang kẹt tiền làm ăn nên định vay mượn mẹ. Biết là bà N. không có nhiều tiền nhưng còn căn nhà, nên bà H. đã gợi ý được ‘mượn’ căn nhà để thế chấp vay tiền ngân hàng, khoảng 50 triệu đồng, sau này có sẽ trả lại đủ rồi lấy giấy tờ nhà ra đưa cho mẹ.

Nghe con cái gặp khó khăn, tuy cãi nhau thường ngày vậy đấy, nhưng bà N. không nề hà gì, tin lời giúp đỡ con ngay. Rồi bà cùng với bà H. ra Văn phòng công chứng ký giấy tờ. Biết mẹ mình không rành chữ nghĩa nên bà H. lợi dụng gạt mẹ ký hợp đồng tặng cho nhà ở, làm thủ tục sang tên căn nhà ấy cho mình. Phía Văn phòng công chứng khi đó chắc không nắm được tình trạng này nên vẫn yêu cầu bà Ng. ký chứ chẳng hề đọc nội dung văn bản cho bà nghe.  

Bà Ng. đã không biết rằng chữ ký bà ký ngày ấy đã vô tình ‘cho không’ nguyên căn nhà cho đứa con gái và cũng kể từ thời điểm ấy, bà H. bắt đầu thay đổi thái độ với mẹ mình.

Thay vì nhân nhượng, mỗi lần cãi nhau bà H. lại dọa đuổi mẹ ra khỏi nhà, thậm chí còn có nhiều hành động bất hiếu với mẹ. Bức xúc vì thái độ của con gái, bà Ng. lên tiếng đuổi bà H. Nhưng lúc này bà Ng. mới ngã ngửa vì bà H. lên giọng nói với mẹ rằng căn nhà bây giờ đã thuộc về mình và người phải ra đi là mẹ, chứ không phải mình.

Choáng váng trước lời nói của con gái và vẫn không tin đó là sự thật bởi nào giờ bà đâu có ký sang tên giấy tờ nhà đất cho con gái đâu. Thế nên bà Ng. quyết lên UBND quận Bình Tân để tìm hiểu thực hư ra sao mới vỡ lẽ rằng lúc bà lên Văn phòng công chứng cùng với bà H. để ‘giúp’ ký giấy tờ vay mượn tiền ngân hàng cũng là ngày mà bà bị gạt ký hợp đồng sang tên nhà đất cho con gái, thực chất chẳng có cái giấy tờ nào vay mượn tiền của ngân hàng cả.

Giật mình trước sự thật như sét đánh ngang tai, bà nói rằng mình bị đứa con gái bất hiếu gạt nhưng làm sao đổi lại được đây? Đắng lòng biết chuyện, bà Ng. vẫn cố nuốt uất nghẹn vào trong rồi về nhà, cuộc tranh cãi giữa 2 mẹ con vẫn cứ diễn ra như cơm bữa và bà H. lại lần nữa đuổi mẹ ra khỏi nhà.

Giận quá bà Ng. bỏ nhà đi vài ba hôm rồi lại về, vì mệt quá nên bà ngủ thiếp đi trên ghế nhưng không ngờ đứa con gái bất hiếu ấy lại lôi mẹ ra khỏi ghế, hỏi bà còn về đây làm gì, không biến đi.

Chịu đựng không được nữa, tức nước vỡ bờ nên trưa hôm đó, nhân lúc mọi người trong nhà đang ngủ say, bà Ng. ra ngoài mua 50K xăng về, ngắt cầu dao điện rồi dùng lửa châm vào giấy báo đốt 2 chiếc xe máy. Cả gia đình chị H. khi đó đang ngủ nghe có mùi khói bốc lên nên chạy ra phát hiện nhà cháy nên ra sức dập tắt ngọn lửa.

Kết quả là 2 chiếc xe máy bị thiêu rụi cùng với một số tài sản khác có giá trị trong nhà, ước tính thiệt hại lên đến 200 triệu. May mắn là không có ai qua đời, duy chỉ có đứa con nhỏ của bà H. bị phỏng nặng để lại di chứng về sau. Kể từ đó bà Ng. bỏ đi biệt tăm không ai tìm ra được tung tích.

hình ảnh


Ảnh: Lệnh truy nã bà Nga. Nguồn: Báo Công Thương. 

Sau đó, phía cơ quan chức năng xuống nhà điều tra và phát lệnh truy nã bà Ng. Lần theo dấu vết lúc bà rời khỏi nhà, họ phát hiện bà đi lang thang khắp nơi bán vé số dạo để kiếm sống qua ngày.

Tuy có nhà nhưng bà Ng. chẳng thể được ở một cách đàng hoàng, giờ đây phải lang bạt ngủ nhiều nơi. Hôm thì gầm cầu, hôm thì vỉa hè, nhưng sau bà không dám ngủ cầm gầu nữa vì có nhiều thành phần xấu hay lui tới, có người thấy hoàn cảnh của bà tội quá nên mới chỉ bà vào chùa ngủ nhưng bà không chịu được sự cô đơn nên cứ rong ruổi vậy đó. Rồi có nhà kia tốt bụng cho bà ngủ nhờ trước chiếc hè tạm bợ được căng sẵn tấm bạt. Nơi đó không có gì ngoài vài bộ quần áo của bà cùng vài cái chén và chiếc nồi nấu ăn.

Theo dõi bà Ng. được thời gian, anh chàng trinh sát được giao nhiệm vụ bày tỏ bản thân không khỏi chạnh lòng, đã có nhiều lúc anh nghĩ hay là về thôi không bắt bà nữa.

Vì trong suy nghĩ của mọi người tội phạm phải là kẻ ghê gớm, mặt mày bặm trợn dày dặn lắm, nhưng khác với những gì chúng ta nghĩ, thực tế trước mắt là một bà cụ với dáng vẻ gầy gò, xanh xao trông khắc khổ đến thương xót cho hoàn cảnh trớ trêu.

Song nếu anh không bắt thì cũng có người khác bắt bà à, vả lại đây là lệnh truy nã nên cũng không làm khác được. Nghĩ vậy, anh cố nén sự đau lòng lại và tiếp cận bà theo cách mà anh nghĩ là nhẹ nhàng nhất để bà cảm thấy thoải mái và mời bà về đồn.

Bà con có biết lúc đó bà Ng. đã khóc lóc ra sao không, bà bảo con gái bà đã cướp nhà của bà, sao Công an không bắt nó mà lại bắt bà?

Đấy thực tế có nhiều khi nó tréo ngoe vậy đó bà con ạ! Nghe bà bức xúc lúc bị bắt, không ai không khỏi xót xa. Bao nhiêu công sức làm ra giờ bị con cái lấy mất rồi đuổi mình ra khỏi chỗ ở, để phải lang thang như thế hẳn là người mẹ nào cũng đau lòng.

Rồi bà Ng. kể thiệt sự là lúc đó bà đốt nhà là để xả giận vì hành động của đứa con gái bất hiếu, kiến thức hạn hẹp nên bà cũng chả biết mình làm sai quy định pháp luật và đi chứ cũng không hề biết mình bị truy nã. Nên lúc nhìn tờ lệnh truy nã, bà không khỏi bất ngờ và bật khóc, vì đâu nên nỗi này?

Thương nhất là tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bà Ng. bị kết tội về hành vi hủy hoại tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, cả 5 người con không một ai đến tham dự.

Cả Thẩm phán, Điều tra viên cùng Công an tham dự phiên tòa này không ai không khỏi rơi lệ chứng kiến hoàn cảnh của bà.

Xét thấy bà là người thiếu hiểu biết pháp luật, lại già yếu và lỗi cũng có phần của bị hại là đứa con gái bất hiếu của bà. Đồng thời, đứa con gái này đã có đơn bãi nại. Do đó, bà Ng. được xem xét giảm nhẹ hình phạt của tội danh này. Cuối cùng, Tòa tuyên án bà 2 năm tù treo.

Lẽ ra phải mừng vì không bị giam cần nhưng nghe Tòa tuyên án xong, bà Ng. đã bật khóc vì mình không biết phải đi đâu để ở trong những ngày cuối gần đất xa trời này nữa. Đứa con gái bất hiếu kia đã đối xử tệ với bà, không cho bà ở cùng nhà nữa, còn những đứa con còn lại cũng có gia đình riêng chẳng đứa nào mời đón bà về ở cùng cả.

Mọi người cho biết sau khi Tòa tuyên án xong, chẳng ai biết bà Ng. ở đâu, chỉ biết là bà vẫn đang lang thang kiếm sống bằng cái nghề bán vé số, không có nơi ở ổn định. Mẹ già yếu phải lang thang nay đây mai đó, trong khi người con gái bất hiếu kia sau khi chiếm được căn nhà của mẹ đã xây lên 2 lầu trông có vẻ khang trang không kém gì ai.

hình ảnh


Ảnh chính: Phiên tòa đẫm nước mắt của bà cụ đơn độc. Ảnh phụ: Quyết định truy nã bà cụ. Nguồn: Báo Công Thương. 

So sánh hai hình ảnh mà em không khỏi xót xa bà con ạ, sao trên đời có người sống đến vô cảm thế nhỉ, cả với người mang nặng đẻ đau ra mình còn đối xử tệ thì rốt cuộc họ sẽ đối xử tốt được với ai? Một người giỏi cách mấy nhưng đạo đức không có thì cũng bằng không à. Những người sống không phải đạo thì sớm muộn gì cũng phải gánh lấy hậu quả, như câu chuyện người cha dẫn cậu bé đưa ông lên rừng vậy. Mình hãy sống làm sao để làm gương cho con cháu đời sau noi theo nha.