Chúng ta vẫn cứ thường hay nghĩ rằng, máy bay là loại phương tiện di chuyển sang trọng nhất nên được đầu tư khá nhiều, từ việc trang bị hệ thống cơ sở vật chất xịn đến việc làm sạch chúng sau mỗi chuyến đi.

Tuy nhiên, ít có ai nghĩ rằng trên máy bay có những vị trí ít được mọi người quan tâm nhất lại tiềm ẩn ổ chứa vi khuẩn khiến hành khách tiếp xúc như chúng ta dễ mắc bệnh.

Mới đây, theo bài đăng trên trang báo Thanh Niên chia sẻ về câu hỏi nơi nào là bẩn nhất trên máy bay đã xảy ra cuộc tranh luận không hồi kết.

hình ảnhẢnh minh họa. Nguồn: Freepik. 

Người bảo rằng nơi bẩn nhất là khay bàn ăn trước mặt chúng ta vì nơi đấy không chỉ dành để ăn uống mà còn để đủ thứ các món đồ như thực phẩm, điện thoại,… thậm chí có lúc do mệt mỏi quá nên có người còn gục xuống bàn ngủ hoặc một số mẹ còn thay bỉm cho trẻ sơ sinh ngay trên chính chiếc bàn ăn này, một số trẻ khác lại nôn ói ở đó. Dù sau mỗi chuyến có thể chúng được vệ sinh sạch sẽ, nhưng mấy ai đảm bảo rằng nơi đấy không còn sót bất kỳ vi khuẩn nào.

Trái lại, có người bảo nơi bẩn nhất không phải là khay bàn ăn mà là túi sau ghế bởi đấy là khu vực ít khi được làm sạch sau mỗi chuyến đi. Phải đến khi nghỉ việc, một số tiếp viên hàng không mới dám thổ lộ đó chính là nơi bẩn nhất vì từng chứng kiến khách bỏ rác, thức ăn thừa hoặc tã lót dùng rồi vào bên trong. Vì thế, túi sau ghế còn bẩn hơn cả khay bàn ăn và nhà vệ sinh hoặc ghế ngồi. So với các vật dụng khác, túi sau ghế thường chỉ được vệ sinh khi có ai đó nôn ói hoặc làm chảy nước.

Còn nhân viên vệ sinh máy bay kể rằng họ chỉ vệ sinh khu vực này trong giới hạn thời gian cho phép và thông thường họ chỉ có 1 giờ 30 phút hoặc chỉ 15 – 30 phút để dọn dẹp tất cả vị trí trên máy bay nên bỏ qua việc vệ sinh túi sau ghế cũng là điều dễ hiểu.

Được biết, theo kết quả kiểm tra bởi các nhà khoa học cho biết, theo thứ tự những nơi sau đây được xếp vào nhóm vật dụng bẩn nhất trên máy bay:

  • Khay bàn ăn.
  • Túi sau ghế.
  • Nút bấm xả bồn rửa trong nhà vệ sinh.
  • Khóa dây an toàn.
  • Ổ khóa phòng vệ sinh.

Do đó, để tránh tiếp xúc với nơi bẩn nhất trên máy bay, phòng trừ lây nhiễm bệnh, bà con nên chú ý mang theo khăn lau kháng khuẩn hoặc chất khử trùng để vệ sinh và làm sạch các vị trí mà mình sẽ dùng nhé!

Tuy nhiên, đáp lại những chia sẻ này, một số người cho hay, hãy cứ nên xem các vị trí mà chúng ta sẽ tiếp xúc trên máy bay đều có vi khuẩn và là nơi bẩn nhất để từ đó có cách vệ sinh phù hợp. Hơn nữa, lời khuyên dùng chất khử để vệ sinh nhưng câu hỏi đặt ra là chúng ta có được phép mang những thứ này lên máy bay không? Đó mới là vấn đề nan giải.

Theo em tìm hiểu hiện nay trên thị trường có bán loại khăn giấy ướt có chứa cồn, bà con có thể mua số lượng ít để dùng làm sản phẩm thay thế làm sạch, thay vì dùng dung dịch diệt khuẩn bởi đó là vật cấm mang lên máy bay có thể gây cháy nổ, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của chúng ta và các hành khách đi cùng.

Ngoài những nơi đã được đề cập trên, các chuyên gia cho rằng quạt gió trên trần, các quyển sách báo miễn phí, chăn gối và màn hình chiếu trước mặt cũng là nơi tiềm ẩn ổ vi khuẩn có khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Cụ thể như:

  • Nút chỉnh quạt gió trên trần: Mọi người cứ nghĩ vì ở đây gió di chuyển qua lại nên không có vi khuẩn, nhưng soi kính hiển vi mới thấy có chứa đến hơn 1.800 con vi khuẩn trên mỗi m2. Do đó sau khi điều chỉnh nút quạt gió này (nếu có), bà con nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi dùng bữa ăn.
  • Những quyển sách báo miễn phí: Do chúng được truyền tay qua lại nhiều lần, thậm chí để tiết kiệm chi phí các hãng hàng không thường để những quyển này ở vị trí túi chứa rất lâu mới thay mới nên đó hẳn là ổ vi khuẩn mà chúng ta ít ngờ tới.
  • Màn hình trình chiếu trước mặt: Đối với các chuyến bay dài, đây là sự lựa chọn hoàn hảo giúp chúng ta lấp bớt thời gian trống, song do hết lượt khách này tới lượt khác sử dụng nhiều nên mang theo đó là ổ vi khuẩn có khả năng lây bệnh cao.
  • Chăn gối: Khỏi phải nói đây là thứ vật dụng không chỉ tiếp xúc lên da mà còn lên tóc người dùng, được dùng từ lượt khách này qua lượt khách khác đến khi thực sự hỏng cũ mới được thay thế. Tuy chúng cũng được vệ sinh định kỳ đấy nhưng mấy ai đảm bảo chúng sạch hẳn vi khuẩn và không phải là vật trung gian lây bệnh.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Thanh Niên. 

Hiện tại, dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan trước các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh. Cẩn thận vẫn là tốt nhất nha bà con.

Em hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con có cái nhìn tổng quan hơn và biết cách phòng bệnh cho bản thân và người thân đi cùng nhé.