Mọi nỗ lực giảm cân giữ dáng có thể thành công cốc, thậm chí là gây hại cho sức khỏe khi bạn vẫn còn giữ 8 thói quen sau đây. Thoạt nghe tưởng lợi nhưng lại hại không tưởng. 

Giảm cân là một hành trình đòi hỏi những nỗ lực và kiên trì. Trong hành trình này, bạn có thể đã từng được nghe, được chia sẻ hoặc cập nhật kiến thức trên mạng xã hội về những gì mình nên thực hiện. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đúng tuyệt đối. Đôi khi một số nhầm lẫn có thể khiến những nỗ lực giảm cân của bạn không đem lại hiệu quả, trái lại còn gây tổn hại cho sức khỏe. Dưới đây cũng chính là 8 thói quen sai lầm khi giảm cân mà nhiều người vẫn đang áp dụng. 

1. Tập thể dục buổi sáng trong tình trạng thiếu ngủ

Tập thể dục buổi sáng là một trong những thói quen tốt cần được duy trì mỗi ngày. Việc tập luyện giúp tình thần bạn sảng khoái, cải thiện tâm trạng và tập trung hơn. Thêm nữa, nó cũng giúp bạn điều chỉnh cảm giác thèm ăn vặt. 

hình ảnh

Tuy nhiên, nếu phải cắt giảm thời lượng ngủ và ép mình dậy sớm để tập thể dục không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe cũng như hiệu quả giảm cân. Việc ép cơ thể dậy sớm tập thể dục trong trạng thái chưa phục hồi đủ năng lượng do thiếu ngủ có thể gây phản tác dụng. Bởi vì thiếu ngủ sẽ làm tăng cảm giác đói, có xu hướng lựa chọn những thực phẩm thiếu lành mạnh dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì cao hơn. 

2. Tập thể dục mỗi ngày

Một kế hoạch tập thể dục thường xuyên là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng cuộc sống lành mạnh, bên cạnh chế độ ăn và giấc ngủ. Dù vậy, bạn cũng không nên đến phòng tập hay gắng sức với các bài tập tại nhà mỗi ngày. Hãy cho bản thân 1 ngày nghỉ ngơi sau 7-10 ngày. Bởi vì các mô cơ tổn thương trong quá trình tập luyện cần thời gian phục hồi. Đồng thời cũng giúp cân bằng lại lượng axit lactic và glycogen trong cơ thể. Do đó, khoảng thời gian nghỉ ngơi này giúp cơ bắp phát triển mạnh mẽ hơn và giảm nguy cơ chấn thương.

hình ảnh

Ngoài ra, khi cơ thể trong trạng thái “quá tải” do vận động quá nhiều mà không nghỉ ngơi có thể khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng nhiều hơn. Mức độ căng thẳng có liên quan đến sự gia tăng nồng độ cortisol, một loại hormone có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây tích tụ mỡ ở vùng bụng và nhiều vị trí khác trên cơ thể. 

3. Ngủ quá nhiều

hình ảnh

Bạn có thể quen với việc nói đến các tác hại của việc thiếu ngủ hơn là ngủ nhiều. Trên thực tế, việc “lạm dụng” giấc ngủ cũng có ảnh hưởng đến những nỗ lực giảm cân. Theo đó, ngủ càng nhiều thì thời gian vận động của bạn cũng càng ít đi. Điều này cũng đồng nghĩa lượng calo bị đốt cháy càng ít.

Việc ngủ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch vành, tiểu đường, lo âu và béo phì. Nếu ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm nhưng luôn thức dậy với cảm giác mệt mỏi, bạn nên đi khám bác sĩ. 

4. Không bổ sung đủ chất béo

Chất béo ở đây là chất béo lành mạnh. Nó là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh nếu bạn muốn giảm cân thành công. Chất béo lành mạnh giúp giúp hấp thụ vitamin, khoáng chất, hỗ trợ sự phát triển của tế bào, sức khỏe não và mắt, chữa bệnh và sản xuất hormone. Chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho cơ thể.

hình ảnh

Thường xuyên đói, cảm thấy uể oải, đau khớp, cảm lạnh là những dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung chất béo lành mạnh. Chất béo lành mạnh có trong pho mát, trứng, bơ hoặc dầu ô liu, dầu, dầu hạt cải, quả hạch, hạt chia hoặc hạt lanh. 

5. Cắt đường khỏi chế độ ăn uống

Cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn là cách giúp bạn tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng tốc độ lão hóa. Thêm nữa, việc cắt giảm lượng đường cũng giúp bạn ngủ ngon hơn và giảm cân dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc cắt bỏ hoàn toàn có thể làm tăng xu hướng thêm các chất tạo ngọt vào món ăn. Các chất này tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. 

hình ảnh

Thay vì nước ép đóng chai, bánh quy, bánh ngọt thì trái cây tươi là nguồn giúp bạn bổ sung đường và chất xơ tự nhiên, tốt cho cơ thể.

7. Chỉ ăn salad, không nạp đủ protein

Salad là món ăn thường xuyên có mặt trong chế độ ăn kiêng giữ dáng. Tuy nhiên bạn không thể ăn quá nhiều salad mà không nạp đủ protein sẽ. Trong khi, thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và duy trì các tế bào trong cơ thể. Việc thiếu hụt protein sẽ làm giảm khối lượng cơ, gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến tóc và móng tay yếu hơn.

hình ảnh

Bữa ăn ít protein sẽ khiến bạn nhanh đói hơn. Chế độ ăn giàu protein có liên quan đến việc tăng cường trao đổi chất, giúp bạn giảm lượng calo tiêu thụ, no lâu hơn, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn.

8. Ăn sữa chua có vị ngọt nhân tạo

Sữa chua là món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Sữa chua cung cấp canxi, protein, men vi sinh tốt cho đường ruột và miễn dịch. Tuy nhiên, các loại sữa chua mà chúng ta hay mua đều có đường và chất tạo ngọt nhân tạo. Chúng sẽ gây tăng cân nếu tiêu thụ nhiều. 

hình ảnh

Nếu yêu thích hương vị trái cây, bạn có thể kết hợp sữa chua nhà làm với trái cây tươi. Tuy nhiên hãy tìm hiểu kỹ vì một số loại trái cây có chứa lượng đường cao.

9. Uống quá nhiều nước

Uống không đủ nước có thể tác động xấu đến làn da, vóc dáng và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước cũng có thể khiến cơ thể gặp phải các tình trạng nghiêm trọng khác. Trong đó có liên quan đến cân nặng. 

hình ảnh

Nhiều người cứu cho thấy việc uống đủ nước giúp giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng calo tiêu thụ. Từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân, giữ dáng. Tuy nhiên nếu uống một lượng nước lớn cùng một lúc sẽ khiến thận “quá tải” và không thể loại bỏ lượng nước thừa. Lượng nước dư thừa này trong cơ thể sẽ phá vỡ sự cân bằng của chất điện giải và nồng độ natri vì chúng trở nên quá loãng. Thêm nữa, nếu chế độ ăn của bạn rất nhiều natri và rất ít kali, nguy cơ bị tích nước cũng sẽ nhiều hơn. Biểu hiện bàn tay, môi và bàn chân có thể bị sưng phù hoặc đổi màu. 

Ảnh: Brightside