Nếu ai đang muốn làm giàu có thể tham khảo mô hình của chị này hay lắm mọi người ạ!

Ứng dụng công nghệ vào nuôi loài đặc sản này, năm 2023, chị Linh thu được 900 tấn với 3 vụ nuôi liền kề trong năm đều thành công. Lợi nhuận thu về trong năm hơn 40 tỷ đồng.

Cụ thể thông tin này đã được báo chí đăng tải nên mọi người yên tâm là hoàn toàn chính xác và có thể tham khảo nhé. Nhân vật chính trong câu chuyện kinh tế này là chị Phan Thị Mỹ Linh, sống ở xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

hình ảnh

Chị Mỹ Linh đã thành công rực rỡ khi áp dụng công nghệ cao vào nuôi tôm, ảnh: NĐT

Vì đam mê với nghề nuôi tôm biển, chị Linh đã không ngừng tìm tòi học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật theo hướng hiện đại.

Chị Mỹ Linh chia sẻ, trước đây kinh tế gia đình chủ yếu gắn với nghề nuôi tôm. Do vậy sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị Linh đã chọn theo học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản của Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ và tốt nghiệp vào năm 2002. Sau 1 năm, ở độ tuổi đôi mươi đầy năng lượng và hoài bão, chị bước vào nghề nuôi tôm, bởi khi ấy, nhận thấy mô hình nuôi tôm của bà con, đặc biệt là khách hàng của mình ngày càng khó khăn, thua lỗ do dịch bệnh, nên chị Linh muốn tự mình nuôi để tìm hiểu nhằm giúp bà con cải thiện kinh tế, phần khác cũng dễ thu hồi nợ nếu khách hàng nuôi thành công.

Ban đầu, chị nuôi tôm thẻ ao đất, đến ao lót bạt bờ, nuôi tôm công nghiệp, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nuôi tôm thường xuyên thua lỗ.

hình ảnh

Con số doanh thu 40 tỷ khiến nhiều người ngưỡng mộ, ảnh: NĐT

Nhận thấy nuôi tôm theo truyền thống không còn mang lại hiệu quả, chị Mỹ Linh học hỏi kinh nghiệm từ các nơi, áp dụng nuôi tôm theo hướng công nghệ cao (CNC) nhiều giai đoạn từ năm 2018 đến nay mang lại hiệu quả tích cực, lợi nhuận thu được từ nuôi tôm CNC gấp 5 - 6 lần nuôi tôm theo cách truyền thống.


Theo chị Mỹ Linh, nuôi tôm CNC gặp những khó khăn như: diện tích nuôi lớn, con giống, thức ăn, xử lý nước... mọi thứ đều phải thực hiện bài bản theo một quy trình nhất định chứ không theo cách truyền thống.

Khó khăn nữa là nuôi tôm CNC có chi phí đầu vào rất cao, nhưng có thời điểm giá tôm xuống thấp (như năm 2023) cho nên người nuôi phải hướng về tiêu chuẩn, chứng chỉ để xuất khẩu nước ngoài mới có giá tốt, cải thiện đồng lãi bù đắp vốn đầu tư và kích thích đầu tư vụ tiếp theo...

Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, chị Mỹ Linh đặc biệt quan tâm đến việc nuôi tôm cỡ lớn, xây dựng khu nuôi đạt tiêu chuẩn BAT, ASC đáp ứng thị trường xuất khẩu.

Từ 2 - 3ha đất nuôi ban đầu, đến nay chị Linh có 5 khu nuôi tôm CNC với tổng diện tích 45ha ở 2 xã Thạnh Hải (42ha) và An Điền (3ha). Năm 2023, sản lượng thu được 900 tấn với 3 vụ nuôi liền kề trong năm đều thành công. Lợi nhuận thu về trong năm hơn 40 tỷ đồng.

hình ảnh

Các loại tôm cỡ lớn được chọn nuôi nhiều hơn, ảnh: NMT

Là một trong những thương lái gắn bó nhiều năm liền với trang trại nuôi tôm của chị Linh, ông Nguyễn Văn Kìa, ngụ ấp 5, xã An Nhơn, đánh giá cao chất lượng tôm của trang trại nuôi. Vụ này, ông Kìa thu khoảng 200 tấn tôm oxy của trang trại Mỹ Linh đi Hà Nội, tôm đạt kích cỡ 24 đến 25 con/kg. Theo ông, tôm chắc, khỏe mới đi được đường dài, vì khoảng 36 giờ mới ra tới Hà Nội.

Trong quá trình nuôi, doanh nhân Mỹ Linh đặc biệt quan tâm đến việc nuôi tôm cỡ lớn, xây dựng khu nuôi đạt tiêu chuẩn BAT, ASC đáp ứng thị trường xuất - nhập khẩu. Nữ doanh nhân cho biết: Hiện tại, nuôi tôm cỡ lớn rất cần thiết trong quá trình nuôi tôm công nghệ cao, vừa giúp giảm chi phí, vừa tăng được sản lượng và giá bán. Cỡ tôm lớn nhất các trang trại nuôi đã thực hiện được là 19 con/kg, riêng vụ vừa thu hoạch đạt kích cỡ 24 - 25 con/kg. 

Hiện nay, nông dân vùng biển tại tỉnh Bến Tre đã tăng cường ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, bền vững. Nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), khi mà sản xuất đơn thuần theo lối truyền thống không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước đây.

hình ảnh

Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi giúp tạo ra năng suất gấp 4-5 lần, ảnh: DSD

Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Bàn, việc ứng dụng CNC trong sản xuất tại vùng ven biển được người dân từng bước áp dụng hiệu quả. Nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Bên cạnh đó, ngành chức năng nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả đến với các hộ nông dân.

Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm để người dân áp dụng thực hiện. Hướng người dân đến sản xuất nông nghiệp bền vững.

“Hiện nay, ngành chức năng tổ chức hướng dẫn, khuyến khích các hộ dân nuôi tôm chuyển đổi cách nuôi truyền thống sang áp dụng nuôi tôm theo hướng CNC nhiều giai đoạn, mang lại hiệu quả thiết thực, lợi nhuận cao hơn nuôi truyền thống từ 4 - 5 lần. Toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 3.000ha nuôi tôm CNC tại các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú”, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Bàn cho biết.