Là người Việt Nam, cứ nói đến dầu gió thì nhiều người sẽ cho biết ngay đó là 'vật bất ly thân' của mình. Dù là người già, hay người trẻ, thói quen luôn có lọ dàu gió bên cạnh đã giúp chúng ta vượt qua được nhiều vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng. Thậm chí, nhiều người còn đùa rằng hương dàu gió chính là nước hoa mà mình dùng hàng ngày.

Ngày hôm nay, tôi sẽ chỉ cho các bạn biết một cách thú vị hơn nhiều để sử dụng dầu gió. Đó chính là nhỏ vài giọt dầu gió vào cuộn giấy vệ sinh. Vì sao phải làm như vậy và nó có thể đem tới những lợi ích gì?

Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ, sau đó hãy cho tôi biết cảm nhận  của mọi người như thế nào nhé!

hình ảnh

Tác dụng khi nhỏ dầu gió vào cuộn giấy vệ sinh, ảnh: DSD

Thứ nhất: Nhỏ dầu gió vào cuộn giấy vệ sinh có thể giúp khử mùi hôi nhà vệ sinh

Ngoài các lợi ích về sức khỏe, dầu gió cũng có thể giải quyết nhiều vấn đề khác trong cuộc sống gia đình hàng ngày. Ví dụ, việc nhỏ vài giọt dầu gió vào cuộn giấy vệ sinh có thể mang lại hiệu quả trong việc khử mùi hôi nhà vệ sinh rất đáng để thử.

Nhà vệ sinh thường được coi là nơi bẩn nhất trong nhà vì chứa đựng nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm và thường xuyên phát sinh mùi hôi dù được vệ sinh định kỳ. Thay vì sử dụng sáp thơm, bạn có thể tận dụng dầu gió.

Đơn giản, chỉ cần nhỏ vài giọt dầu gió vào cuộn giấy vệ sinh và đặt trong nhà vệ sinh. Hương thơm từ dầu gió sẽ lan tỏa một cách tự nhiên, giúp khử mùi hôi một cách hiệu quả và kéo dài thời gian lâu hơn.

Thứ hai, nhỏ vài giọt dầu gió vào cuộn giấy vệ sinh để giúp khử mùi hôi trong tủ quần áo

Trong những ngày ẩm ướt, tủ quần áo dễ bị mùi hôi khó chịu, đặc biệt là những mùi ẩm mốc trong những ngày mưa rầm kéo dài hoặc trời nồm ẩm vốn là cơn ác mộng khiến nhiều người sợ hãi mà không biết phải làm sao.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể đặt một cuộn giấy vệ sinh được nhỏ vài giọt dầu gió vào tủ quần áo. Hương thơm từ dầu gió không chỉ làm thơm quần áo mà còn giúp đuổi gián và ngăn chặn mùi hôi từ tủ nhựa hoặc tủ gỗ.

hình ảnh

Dầu gió khử mùi hôi giày cực kì tốt, ảnh: DSD

Thứ ba: Nhỏ vài giọt dầu gió vào giấy vệ sinh có thể giúp khử mùi hôi giày

Sau mỗi lần sử dụng, giày có thể bắt đầu phát sinh mùi hôi khó chịu. Để khắc phục điều này, trước khi cất giày vào tủ, bạn có thể nhỏ một giọt dầu gió vào lót giày hoặc đặt một tờ giấy vệ sinh đã nhỏ dầu gió vào trong giày.

Phương pháp này không chỉ loại bỏ mùi hôi mà còn tạo ra một hương thơm dễ chịu từ tinh dầu gió, giúp bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng giày suốt cả ngày.

Thứ 4: Nhỏ vài giọt dầu gió vào giấy vệ sinh, cả nhà không còn bóng dáng con muỗi nào

Ngoài tác dụng khử mùi, dầu gió còn giúp đuổi muỗi rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích xoa trực tiếp dầu gió lên da vì dầu gió tính nóng, thoa nhiều sẽ có mùi nồng và cũng nhanh hết mùi.

Nhưng nếu nhỏ dầu gió vào vào giấy vệ sinh chúng sẽ giữ mùi được rất lâu. Vì thế, bạn có thể nhỏ dầu gió vào lõi giấy vệ sinh rồi đặt bên cạnh giường ngủ, nó sẽ giúp bạn đuổi muỗi hiệu quả

Nếu cảm thấy đặt cả cuộn giấy vệ sinh thật tốn diện tích, bạn hãy nhỏ vài giọt dầu gió vào miếng băng urgo và dán vào phía trước quạt hoặc điều hòa, lên tường để đuổi muỗi.

Ngoài ra, nếu chẳng may da bị dính keo 502, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu gió lên vị trí bị dính keo và chà nhẹ để keo từ từ bong ra. Lưu ý, trong quá trình sử dụng tránh để dầu gió dính vào mắt, miệng.

Hay nếu trên hoa, cây cảnh xuất hiện những con rệp hoặc bọ nhỏ, bạn có thể pha dầu gió với nước rửa bát cùng một ít nước sạch rồi cho vào bình xịt. Xịt dung dịch này ở những vị trí xuất hiện rệp, nhện đỏ hoặc những côn trùng nhỏ khác sẽ giúp tiêu diệt chúng hiệu quả.

hình ảnh

Dùng dầu gió cần đúng cách, ảnh: DSD

Những cấm kỵ khi dùng dầu gió mà ai cũng nên biết

Thành phần chính của dầu gió bao gồm các chiết xuất từ tinh dầu của các thảo mộc như khuynh diệp, bạc hà, tràm trà, quế,... Các tác dụng của dầu gió bao gồm giải cảm, kháng khuẩn, sát trùng, giảm ho,... Điều này đã trở nên phổ biến và được mọi người biết đến.

Không dùng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi. Đối với trẻ em > 2 tuổi, khi dùng dầu gió phải có người lớn bên cạnh và theo dõi:

Trước khi bôi dầu, cần phải rửa sạch và lau khô vùng da bị đau.


Tiếp đó dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu thích hợp.


Sau đó, bôi dầu lên hoặc xoa bóp chỗ đau nhức, thoa lên vết côn trùng cắn đốt.


Trường hợp đau bụng do lạnh, khó tiêu có thể bôi dầu xung quanh rốn.


Trường hợp nhức đầu có thể lấy một lượng nhỏ lên ngón trỏ và bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn và ấn bằng ngón trỏ để góp phần làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.

Chú ý:

Chỉ dùng dầu gió ngoài da, tuyệt đối không uống vì rất dễ ngộ độc.


Không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt hoặc bôi vào vết thương hở, vùng da trầy xước.


Không dùng gió quá 4 lần/ngày, cũng không nên dùng thường xuyên mà ngưng ngay khi cơn đau chấm dứt.


Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp với lượng dầu vừa đủ và không bôi quá nhiều trên diện tích rộng.


Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể bị nhiễm lạnh.