Những thông tin này mình đều tìm hiểu được trên báo đó mọi người. Còn về những thói quen ăn lành mạnh của người Nhật, mình chia sẻ ở bên dưới nha. Nếu mọi người đều duy trì được những thói quen này thì kể cả có không may bị bệnh, tiên lượng vẫn khá khả quan đó các mẹ ạ.

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với sống thọ, cái này ai cũng biết rồi. Tại Nhật không phải là không có người bị ung thư (UT). Thực tế, tỷ lệ người bị bệnh hiểm nghèo ở quốc gia này không phải là thấp nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sau K ở ‘xứ sở mặt trời mọc’ lại luôn được đảm bảo ở mức khá cao.

Một số khảo sát nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ sống sót sau 10 năm của những bệnh nhân bị K từ năm 2005 – 2008 là 58,9%. Kể từ năm 2016, tỷ lệ này còn tăng lên nhiều hơn nữa. Trong số các bệnh hiểm nghèo thì K tuyến tiền liệt là bệnh có tỷ lệ sống sót cao nhất ở quốc gia này với 99,2%, tiếp theo đó là K vú với 87,5%, K đại trực tràng là 69,7%, K dạ dày với tỷ lệ 67,3%.

Tế bào K

Tế bào K. Ảnh minh họa, nguồn: TN

Các chuyên gia phân tích nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh ở đất nước này cao đến thế là nhờ y tế Nhật Bản rất phát triển, các phương pháp tầm soát vô cùng hiện đại. Hơn nữa, người Nhật cũng chủ động tầm soát nên phát hiện bệnh sớm.

Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa là thói quen ăn uống lành mạnh. So với các nước khác trên thế giới, hay gần hơn là Việt Nam thì thói quen ăn uống của người Nhật có sự khác biệt.

Ít ăn cơm trắng

Đối với người Việt, cơm trắng là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều người thậm chí nếu không ăn cơm thì không chịu được. Tuy nhiên, với người Nhật, họ không ăn cơm để no mà chỉ ăn trong giới hạn. Mỗi bữa cơm, họ chỉ ăn một bát nhỏ, thường khoảng 100g mà thôi.

TS. BS Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay: Người Việt có thói quen ăn nhiều cơm. Trong khi đó, cơm lại có chứa nhiều đường. Nếu chúng ta ăn nhiều sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao. Điều đó làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường.

Ăn cơm không gây bệnh K. Song nó lại làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì, mỡ máu… Những yếu tố này đều là tác nhân gây khối u ác tính.

Do đó, BS. Hà khuyến cáo: một người trưởng thành chỉ nên ăn trung bình 2 lưng bát cơm/bữa, không nên ăn nhiều.

Người Nhật không ăn nhiều cơm trắng như chúng ta

Người Nhật không ăn nhiều cơm trắng như chúng ta. Ảnh minh họa, nguồn: KKNews

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Đây là những thứ rất tiện lợi nhưng không hề tốt cho sức khỏe. Ở Việt Nam, thực phẩm chế biến sẵn được không ít gia đình sử dụng vì nó tiện và hương vị ngon. Song, với người Nhật, họ nói không với thực phẩm này, hoặc ăn nhưng rất ít, đặc biệt là các món ướp muối.

Một nghiên cứu trên 100.000 người Pháp trưởng thành chứng minh: Những người sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ cao phát triển tất cả các loại khối u. Các nhà khoa học Pháp cũng tiết lộ những thực phẩm siêu chế biến gây K gồm: Bánh ngọt, bánh nướng xốp, khoai tây chiên, nước soda, thịt viên, mì ăn liền, ngũ cốc… và nhiều thực phẩm được đóng gói sẵn ở cửa hàng.

Bên cạnh đó, những món được chế biến sẵn thường nhiều muối để bảo quản được lâu. Điều này làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Những bệnh này tạo cơ hội cho tế bào K hình thành và phát triển.

Do đó, thay vì ăn những món này, người Nhật chọn ăn các món tươi sống. Thậm chí, họ còn ăn sống để đảm bảo giữ được dinh dưỡng. Nếu có chế biến, họ cũng hạn chế sử dụng gia vị.

Hạn chế đồ nhiều đường

Với người Nhật, đồ ngọt thường chỉ được dùng trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt chứ ít khi nào có trong bữa cơm hàng ngày. Ngay cả món bánh mochi nổi tiếng cũng được làm từ bột gạo, ít chất béo, đường và phụ gia.

Việc tiêu thụ đồ ăn nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường mà còn khiến hoạt động của tế bào trong ruột bị rối loạn. Khi đó, tế bào K dễ xuất hiện hơn.

Người bị K mà còn ăn thực phẩm nhiều đường sẽ kích thích khối u phát triển nhanh hơn. Đây là kết luận do các nhà nghiên cứu ở Bỉ đưa ra trong nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Nature Communications vào năm 2017.

Đồ chế biến sẵn và thực phẩm nhiều đường cũng không quá được ưa chuộng

Đồ chế biến sẵn và thực phẩm nhiều đường cũng không quá được ưa chuộng. Ảnh minh họa, nguồn: VNN

Ngoài 3 thói quen trong ăn uống này, có một số thói quen lành mạnh khác mà mọi người nên tuân theo như:

+ Giữ cân nặng phù hợp:

Khi cân nặng vượt mức sẽ khiến chúng ta có nguy cơ bị tế bào K cổ tử cung (TC), vú, gan… tấn công. Cân nặng của cơ thể là do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, tập luyện, gen, môi trường sống.

+ Chế độ ăn uống lành mạnh:

Việc giảm tiêu thụ chất béo bão hòa, ăn ít thịt đỏ, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có thể làm giảm nguy cơ bị K và hạn chế khối u phát triển ở những người bị bệnh hiểm nghèo. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để giúp cơ thể khỏe mạnh.

+ Vận động thường xuyên:

Theo các chuyên gia, việc chăm chỉ vận động giúp làm giảm nguy cơ mắc 8 loại bệnh K bao gồm: trực tràng, vú, phổi, TC…

+ Đảm bảo chất lượng giấc ngủ:

Việc ngủ đủ giấc, có chất lượng giấc ngủ tuyệt vời giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Điều này cũng làm tăng khả năng kháng lại tế bào K.

+ Tầm soát:

Việc đi tầm soát UT rất quan trọng. Bởi, nó giúp chúng ta phát hiện sớm yếu tố nguy cơ. Khi điều trị bệnh ở giai đoạn sớm bao giờ cũng dễ dàng, ít tốn kém mà cơ hội sống lại cao hơn.

Đây là những thông tin mà mình đọc được trên báo này các mẹ. Mọi người có thể tham khảo và học hỏi cách sống của người Nhật để bảo vệ sức khỏe bản thân nha.