Trí thông minh của một đứa trẻ liên quan nhiều đến thói quen và nếu đó là thói quen xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số IQ của trẻ.

Cha mẹ nào cũng mong con mình thông minh, lanh lợi, vượt trội hơn người khác trong học tập cũng như trong cuộc sống, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng giá trị thông minh của con mình là do trời phú hoặc phải nhờ gen trội và không thể thay đổi.

Phải thừa nhận rằng chỉ số IQ của một đứa trẻ được di truyền phần lớn từ cha mẹ của mình. Nhưng thực tế, ngoài việc chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bẩm sinh, chỉ số thông minh của trẻ cũng được cải thiện rất nhiều trong quá trình nuôi dưỡng. Do đó, sự nuôi dưỡng của cha mẹ hoàn toàn có thể gây ra những ảnh hưởng tích cực làm thay đổi sự mặc định của yếu tố bẩm sinh.

hình ảnh

Ảnh minh họa: k.sina

Nếu cha mẹ quan tâm đúng tâm, có những tác động đúng đắn, biết chú trọng nhiều hơn đến những điều mình nói và làm với con thì những ảnh hưởng này có thể trở thành bảng hướng dẫn tích cực cho trẻ. Ngược lại, nếu bố mẹ ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ thì trí thông minh của trẻ cũng theo đó mà giảm sút.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, có 6 tật xấu ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ mà cha mẹ đừng nên bỏ qua.

Sau một cuộc khảo sát xã hội quy mô lớn kéo dài 75 năm, một số học giả đã tiến hành các cuộc điều tra tiếp tục về quỹ đạo tăng trưởng tổng thể của trẻ em, trình độ học vấn và đồng thời tiến hành so sánh trí thông minh của trẻ trong giai đoạn thời thơ ấu.

Rất bất ngờ, kết quả đã chứng minh rằng mức độ thông minh của trẻ không phải ở trạng thái tĩnh. Sau khi phân tích tổng hợp, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có 6 thói quen xấu ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.

1. "Đi bước trước" trong học tập

Trong xã hội hiện đại, mọi sự cạnh tranh đều rất khốc liệt, đặc biệt là trong chuyện học tập của con cái. Nhiều cha mẹ sốt ruột để con có thể giành chiến thắng ngay từ vạch xuất phát nên không thể đợi được đến lúc con vào học các lớp phù hợp với độ tuổi mà từ sớm đã chủ động cho con học vượt giai đoạn phát triển hiện tại.

Ví dụ, cha mẹ có con sắp vào lớp 1 sẽ tìm hiểu các khóa học chữ, học toán, rèn đọc... ngay từ những năm còn học mẫu giáo. Còn cha mẹ có con đang ở trường tiểu học thì cố gắng cho con học các kiến thức ở bậc trung học cơ sở.

Với cha mẹ đây là cách mở đường để trẻ giảm bớt áp lực học tập khi bước vào năm học. Nhưng việc về đích trước này có thực sự hiệu quả?

Tất nhiên, câu trả lời là không. Mức độ chấp nhận của trẻ có hạn. Việc tạo áp lực quá lớn lên trẻ sẽ khiến trẻ lạc lối, thậm chí sinh ra cảm giác chán học. Chỉ khi trẻ hứng thú với việc học thì trẻ mới có thể học chăm và học giỏi.

2. Quá nuông chiều con về vấn đề thức khuya

Có rất nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại. Ngày nay, hầu như mỗi gia đình đều có ít nhất 2-3 chiếc điện thoại di động, ngoài ra còn có TV, máy tính, máy tính bảng, máy chơi game và các thiết bị khác. Khi con học về và làm xong bài tập về nhà bé sẽ được cho phép giải trí để giảm bớt áp lực học tập.

hình ảnh

Phụ huynh cho rằng điều này là cần thiết và thậm chí còn chủ động “dẫn” cho tìm cách tiêu khiển. Nhưng khi đã được chiều đến nghiện, trẻ sẵn sàng bỏ giấc ngủ đêm, thức khuya hàng ngày. Vì thức khuya, trẻ rất khó dậy đúng giờ mỗi sáng. Đến lớp sẽ ngủ gà ngủ gật, thiếu tập trung và học hành sa sút.

Tác động trực tiếp hơn của việc thức khuya là làm tổn hại đến trí thông minh vì thời gian ngủ càng ngắn và chất lượng giấc ngủ càng thấp thì càng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

3. Cha mẹ chỉ trích khi thành tích của con kém

Chỉ cần thấy con xuống hạng trong bảng top của lớp là cha mẹ sẵn sàng công kích trẻ bằng những lời lẽ có tính sát thương. Cũng có những cha mẹ dù con thành tích tốt thế nào cũng rất nghiêm khắc và tỏ ra không hài lòng.

Cha mẹ nghĩ cứ khắc khe với con sẽ tốt nhưng hành vi này không thúc đẩy trẻ bước tiếp. Khi bị mắng quá nhiều, trẻ sẽ quen với loại tín hiệu tâm lý này, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.

4. Để trẻ kìm nén cảm xúc muốn "khóc"

Là con người với các cung bậc cảm xúc phức tạp, có đôi lúc chúng ta cần được giải tỏa kịp thời, nếu không sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ và cơ thể. Trẻ nhỏ cũng vậy, nhưng ngược đời ở chỗ cha mẹ lại luôn tìm cách kìm nén cảm xúc muốn "khóc" của con mình.

Cha mẹ cho rằng bằng cách đó sẽ nuôi dưỡng trẻ tâm lý mạnh mẽ, theo một nghĩa nào đó mà không biết rằng nó cũng gây ra tổn thương cho não bộ và không có lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ.

5. Cha mẹ can thiệp quá tùy tiện, khiến trẻ lười tư duy

Vốn quen với việc quản lý gia đình, nhiều bà mẹ rất thích thu xếp mọi hành vi trong học tập và cuộc sống của con cái. Tâm lý cho rằng con chưa đủ lớn để làm được thực chất lại đang ảnh hưởng đến suy nghĩ của con cái. Cụ thể, mỗi lần mẹ can thiệp vào cách giải bài tập của con hay cách giải quyết tình huống đều cản trở trẻ sử dụng não bộ để tư duy, tìm hướng giải quyết và lâu dần sẽ khiến trẻ lười suy nghĩ hệt như một cỗ máy gỉ sét đã lâu vậy.

6. Quá ghiền xem TV và nghịch điện thoại di động

Tương tự như xem TV, nghịch điện thoại di động là một “thử thách” lớn đối với trẻ em, vì tốc độ hoạt động của các sản phẩm điện tử như vậy cao hơn não bộ của trẻ rất nhiều.

hình ảnh

Ảnh minh họa: bcxl

Khi não bộ của trẻ không thể bắt kịp với tần số của chúng, chúng chỉ đơn giản là ngừng hoạt động, không suy nghĩ và thích đắm chìm trong bầu không khí tiếp nhận thông tin thụ động này, theo thời gian, trí thông minh của trẻ sẽ khó phát triển.

Tóm lại, trong cuộc sống có nhiều chi tiết nhỏ tưởng chừng như vô tình nhưng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Là người có ảnh hưởng đến con, cha mẹ phải hết sức cảnh giác, không chỉ giúp trẻ sửa sai mà còn hướng đường đi cho trẻ bằng chính gương sáng của mình.