“Làm con toàn thời gian” đang trở thành một cái "nghề" được nhận lương hàng tháng và có thể xin thêm cha mẹ già nếu thiếu.

Một câu chuyện về nghề “làm con” được Zhengguan News kể lại hôm 21/5 vừa qua đã gây nên làn sóng tranh cãi khi đề cấp đến một trong những vấn đề đạo đức cốt lõi nhất của bổn phận làm con.

Có một nghề gọi là nghề "làm con toàn thời gian" được hưởng lương hàng tháng

Mỗi cuối tuần, Niệm An sẽ đưa các con về nhà mẹ đẻ nấu bữa tối. Người mẹ già phụ giúp vài việc lặt vặt. Còn cha già sẽ nấu những món ăn khác nhau để chiều theo khẩu vị của vợ con. Nhìn mẹ con ăn uống ngon miệng, ông cụ rót ly rượu vang trắng ngắm nghía, tận hưởng khung cảnh gia đình và thỉnh thoảng ôn lại những chuyện quá khứ.

Đó là một phần trong công việc làm con toàn thời gian của Niệm An (nhân vật yêu cầu được đổi tên) thời gian gần đây. Theo quan điểm của cô, đây là công việc giúp cô có thể kiếm được 13 triệu hàng tháng mà không phải chịu áp lực từ cuộc sống như cách cô nói: "Không có cơ hội tốt ở phía trước, vì vậy tôi dừng lại để ngắm cảnh."

hình ảnh

Ảnh minh họa: crossing.cw

Khoản lương mà Niệm An nhận được khi sống với nghề “làm con toàn thời gian” không đâu khác ngoài tiền lương hưu của bố mẹ già. Đáng chú ý, loại “công việc” nghe có vẻ khó tin này lại đang dần trở thành một trong những “nghề” khá phổ biến ở thời điểm hiện tại. Người “hành nghề” này phần lớn đều được học hành cao, có trình độ học vấn và nghề nghiệp chuyên môn.

Trong những năm gần đây, khi môi trường cạnh tranh nghề nghiệp ngày càng gay gắt, một bộ phận không nhỏ người trẻ tuổi chọn cách về quê sinh sống cùng bố mẹ già và bằng cách chăm sóc bố mẹ già mỗi ngày, họ có thể đổi lấy tiền lương trích từ quỹ hưu của các cụ.

Những đứa con toàn thời gian xác định việc chăm sóc cha mẹ già là công việc đổi sức lao động để nhận lại khoản tiền lương ổn định hàng tháng, một trao đổi khá sòng phẳng giữa bên sử dụng lao động và bên bán sức lao động như ngoài xã hội.

Có hẳn một group sinh hoạt dành riêng cho các thành viên là hội những người người con toàn thời gian trên Douban. Nơi đây, những đứa con toàn thời gian thường xuyên trao đổi với nhau về công việc và nhiều thứ khác liên quan. Một trang với tên "Trung tâm trao đổi công việc dành cho người làm con toàn thời gian" nhận được hơn 4000 lượt đăng ký thành viên. Trong số này, có người quan điểm “thà làm con có lương còn hơn lừa cha dối mẹ”. Chẳng hạn, với riêng Niệm An, cô cho rằng việc chăm sóc cha mẹ từng chút một khiến cô cảm thấy hạnh phúc. Quá trình chăm sóc cha mẹ già giúp cô tự chữa lành cho chính mình ngoại trừ có đôi lúc cô cũng muốn được tăng lương.

Vậy những ai dễ dàng lựa chọn “làm con toàn thời gian”?

Sau cạnh tranh gay gắt trong công việc, chỉ còn muốn về bên bố mẹ

Khi xu hướng “làm con toàn thời gian” có phần phổ biến và lan rộng hơn, nhiều người cố gắng tìm điểm chung ở những đứa con này và kết quả, đa phần đều “con nhà có gia thế”. Cuộc sống của những đứa con toàn thời gian từ bé đã không phải chịu áp lực về tài chính dù cũng phải gánh trên vai những áp lực khác. Khi phải đối mặt với chuyện cơm áo gạo tiền để tranh giành bằng được vị trí việc làm trong một công ty nào đó, những đứa trẻ được chu cấp đầy đủ ngày nào sẽ khó có thể chịu đựng được. Giải pháp cuối cùng cũng chỉ có thể là về quê, sống cùng cha mẹ.

Niệm An từng đi làm với vị trí nhân viên văn phòng trong một công ty hơn 15 năm. Những điều chỉnh công việc từ năm 2022 khiến cuộc sống văn phòng của cô bị đảo lộn. Bị thuyên chuyển vị trí công tác qua bộ phận khác, khối lượng công việc nhiều nhưng lại quá tẻ nhạt, đòi hỏi chuyên môn cao khiến cô lúc nào cũng phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng làm việc 24/24 giờ. Trụ lại được hơn nửa năm, Niệm An tự thấy mình không còn phù hợp và nảy sinh tủi thân. Cuối cùng, cô phải gửi đơn xin nghỉ.

hình ảnh

Ảnh minh họa: jingyan.baidu

Sự chông chênh ở tuổi 40 giữa bấp bênh công việc và nhu cầu hưởng thụ cuộc sống riêng khiến cô phải tranh đấu với bản thân đến mức kiệt quệ.

Đúng lúc này, các cụ ở nhà vì xót con đã đề nghị: “Sao con không nghỉ việc về chăm sóc cho bố mẹ? Bố mẹ sẽ hỗ trợ con.”

Mức lương hưu gần khoảng 33,5 triệu (10.000 nhân dân tệ), dù không cao nhưng so với nhiều gia đình hai nhân lực cùng lao động mới kiếm được hay sinh viên ra trường không thể có được mức lương ở ngưỡng 33,5 triệu như vậy thì đây cũng là khoản không hề nhỏ.

Để được hưởng mức lương “ổn định” này, theo thỏa thuận, cô phải làm những việc bố mẹ yêu cầu, bao gồm: Khiêu vũ cùng bố vào giờ cố định buổi sáng; cùng mẹ đi chơi, mua rau củ, mua sắm quần áo, sửa chữa đồ điện tử trong nhà, nấu bữa tối và cùng ăn tối. Cùng với đó, hàng tháng, Niệm An phải lên kế hoạch tổ chức cho cả nhà đi du lịch từ 1-2 chuyến, kiêm luôn nhiệm vụ tài xế bán thời gian và thời gian còn lại sẽ tự cô sắp xếp.

Nghe có vẻ công việc khá vất vả nhưng với gia đình có điều kiện như Niệm An, công việc thật sự của cô là làm chỗ dựa tinh thần và đồng hành những tháng ngày già đi của cha mẹ. Đôi khi, chính cha mẹ già còn phải chăm sóc ngược lại cho cô thay vì cô phải chăm sóc họ như thỏa thuận. Vì khá nhàn hơi nên cô còn tranh thủ tìm thêm việc khác để làm, kiếm thêm chút tiền dắt túi. Nhưng sau này, việc chăm sóc cha mẹ trở thành niềm vui khích lệ tinh thần, cô đã toàn tâm toàn ý để chu đáo từng chút một. Thỉnh thoảng khi thiếu tiền tiêu, cô có thể xin thêm bố mẹ. 

Còn với người già như cha mẹ của Niệm An, có lẽ việc có con bên cạnh trong những sinh hoạt ngày thường đã là một niềm vui khó có thể đổi trao được khi tiền bạc với họ không quá chật vật.

Có đáng chịu lời phê phán?

Tất nhiên, không phải cứ muốn “làm con toàn thời gian” là có thể làm mà trước tiên phải tự chủ được về tài chính. Trong suốt thời gian 15 năm đi làm bên ngoài, Niệm An đã tích lũy đủ để mua nhà, mua xe và có một khoản tiền để dành nhất định. Gia đình cô không phải áp lực tài chính nuôi người già và bố mẹ cô cũng hoàn toàn thoải mái chi tiêu ở tuổi về hưu.

Câu chuyện của Niệm An hiện vẫn đang gây ra làn sóng tranh cãi dữ dội. Có người gọi những người theo nghề “làm con toàn thời gian” như Niệm An là “ken lao”, nghĩa là thành phần sống bám vào người già. Những người khác lại chỉ trích cách sống hưởng thụ, không có chí phấn đấu của cô. Số khác nữa lại gọi cô là bất hiếu khi coi việc chăm sóc cha mẹ già là chuyện để kiếm tiền.

hình ảnh

Ảnh minh họa: royalnursinghome

Tuy nhiên, những người khác lại có suy nghĩ ngược lại. Họ cho rằng miễn cuộc sống gia đình của họ không vướng bận quá nhiều vào gánh nặng tiền bạc, có thỏa thuận vui vẻ hai bên và đời sống tinh thần của cha mẹ lẫn con cái đều tốt hơn lên thì sao phải chịu phê phán từ mọi người.  

Thậm chí có một lập luận logic rằng cũng giống như những bà toàn thời gian, trông trẻ thì có người chu cấp tiền bạc, không muốn trông con toàn thời gian thì tìm việc bên ngoài làm và thuê người, trả công cho họ. Đây chẳng qua là sự thỏa thuận vui vẻ giữa những người trong nhà với nhau và là quyết định của cá nhân, không ảnh hưởng đến ai và không nhờ vả ai.

Xiong Bingqi, chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 từng bày tỏ quan điểm của mình về điều này: "Làm con toàn thời gian xuất phát từ chỗ hoàn cảnh kinh tế gia đình mỗi người mỗi khác và mục tiêu phát triển bản thân cũng khác nhau. Đó là một sự lựa chọn cá nhân. Với một xã hội ngày càng lão hóa, nhiều người trẻ tuổi có thể chọn trở thành "đứa con toàn thời gian" sau khi cân nhắc nhu cầu về công việc, cuộc sống và gia đình. Đây cũng là biểu hiện của sự đa dạng hóa công việc và lối sống của giới trẻ đương đại. Không cần thiết phải dùng cái gọi là khái niệm thành công chủ đạo để có thành kiến ​​chứ đừng nói là kỳ thị."

Các bậc cha mẹ nghĩ gì về cách “chọn nghề” này?