Lời than thở của người mẹ không phải không có lý, nhận giữ con cho anh chị em họ hàng, nhưng con mình hư lây thì cũng bực chứ.

Dạo gần đây lên mạng cứ thấy mọi người trầm trồ vì các gia đình cho con cháu đến nghỉ hè. Nào là 13 đứa cháu đến nhà ông bà, 16 đứa cháu kéo đến nhà chú chơi hè, cơm gạo lo mệt xỉu nhưng bù lại rất vui. Nhưng không phải lúc nào con cháu tụ tập đến đông đều vui đâu ạ.

Em thấy có chị than thở nghỉ hè, cháu tập trung đông đến nhà quá là mệt. Không phải chị keo kiệt mà chị thấy khó chịu, lo lắng vì lũ trẻ tập trung lại với nhau, sinh ra tính hư. Cụ thể là từ ngày nghỉ hè, anh chị em họ đến đông, con ham chơi không chịu học, bài tập hè cô cho về không động tới một chữ.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sina

Nghỉ hè, lũ trẻ vui vì được chơi thỏa thích, không cần đi học, chỉ có phụ huynh là gánh nặng nề hơn vì vừa đi làm, vừa tìm người trông con. Một số người sẽ tìm cách gửi con về quê cho ông bà, gửi con đến nhà họ hàng cho con nghỉ hè ở đó. Nhìn những đứa trẻ được dịp quây quần, gắn kết tình thân cũng rất hay.

Nhưng nhà nào nhận trách nhiệm trông nom lũ trẻ thì thật sự đuối. Việc giữ một lúc mấy đứa trẻ, có khi hơn chục đứa thực sự rất mệt. Còn lo cơm nước, giặt giũ các thứ, sảng luôn chứ chẳng đùa. Còn có một vấn đề hơi nhạy cảm, đó là con có dịp họp mặt với các trẻ nhỏ khác, họp thành một đoàn chơi đùa, hò hét ầm ầm. Kết quả là dễ lây tính hư ham chơi không chịu học, mẹ nhắc không nghe, mệt mỏi luôn.

Chị đó than thở vầy nè mọi người, chị không keo kiệt với cháu trong nhà, chỉ là các cháu cứ rủ con chơi cùng. Kết quả con chị không có thời gian làm bài tập về nhà cô giao cho. Qua kỳ hè, chị lại phải khổ sở kèm con, mẹ con làm bài gấp rút lắm mới mong hoàn thành. Việc học hành của con bị đình trệ.

Chị kể mình có 1 chị gái, 2 anh trai và 1 người cô nhỏ. Cứ mỗi kỳ nghỉ hè, họ sẽ gửi con đến nhà chị. Thế là nhà chị thành cái vườn trẻ, ầm ĩ cả ngày, tiền gạo, tiền nước, tiền điện tăng vù vèo. Nhưng vì đó là những người anh chị em thân thiết, họ cũng cư xử biết điều nên chị rất vui vẻ nhận giữ con họ.

Nhưng chị rất khó chịu, vì con hễ có anh chị em đến chơi là chậm trễ làm bài tập. Con chị lớn tuổi nhất trong nhóm trẻ, qua năm là thi vào cấp 3 rồi nhưng còn rất ham chơi. Suốt ngày con bày đủ trò với các anh chị em, chơi cả ngày không biết mệt. Kết quả là con có một kỳ nghỉ hè vui quên sầu, còn mẹ thì rầu muốn xỉu.

Tính ra, còn nửa tháng vào năm học mới, anh chị em mới đến đón các cháu về. Chỉ còn nửa tháng sau đó để con quay lại ôn tập bài vở, ai dám đảm bảo rằng con sẽ tập trung vào việc học như cũ. Hay vẫn còn quen thói ham chơi, hồn vía cứ ở trên mây thì phải làm sao.

Con cháu đến nhà ở đông, đồ ăn, thức uống, dọn dẹp đều ổn hết, lo hết, nhưng ảnh hưởng đến việc học của con, chị rất khó chịu. Mà bao năm qua anh chị cứ gửi con đến, tự dưng mình từ chối hay đuổi về sớm thì kỳ quá. Nên hiện tại chị rất khó xử, con vẫn cứ chơi bời không lo học hành gì.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: zh

Con cháu tụ tập đến nhà chơi, càng thắt chặt tình cảm anh chị em, họ hàng thân thiết là chuyện vui. Nhưng vì đông quá nên cũng khó tránh mắc lỗi này, lỗi nọ. Riêng việc con chị này ham chơi, bỏ bê bài vở thì cũng không trách các cháu làm hư con mình được đâu chị ơi.

Như chị nói thì con chị lớn nhất trong số đó mà lại ham chơi như thế thì không thể là lỗi của các bé nhỏ hơn rồi. Để khắc phục chuyện con ham chơi bỏ bê học hành thì chị cần điều chỉnh từ chính con chị trước.

1. Quy định giờ học, giờ chơi rõ ràng cho con

Không chỉ riêng nghỉ hè mà cả vào năm học mẹ cũng nên quy định giờ giấc chơi, học trong ngày cho con. Chứ một khi con đã ham chơi thì hè hay không con vẫn lơ là việc học thôi. Nên quy ước rõ từ đầu với con, kèm theo đó là cách phạt rõ ràng nếu con làm trái luật. Nếu con làm sai giờ giấc, mẹ cứ phạt, đôi ba lần cho con nhớ và chừa.

2. Phát triển tính tự giác của con

Một khi con không tự giác học thì mẹ cố ép cỡ nào cũng vậy. Việc chơi cùng anh chị em, không có thời gian làm bài thì do con lấy cớ mà thôi. Mẹ không thể vì thế mà đi đổ lỗi do con nhà người ta làm con mình không chịu học được.

Tính tự giác của con thì phải rèn từ bé, nghĩa là đến giờ học thì vào bàn học, dù đang chơi hay xem phim. Nếu có được tính tự giác này thì dù đang chơi vui, con cũng sẽ ý thức mà ngồi vào bàn học.

Riêng việc con chị năm sau thi vào cấp 3, chị nôn nóng muốn con làm bài tập, ôn luyện sớm cũng là lý do chính đáng. Nhưng nên nhìn vào con mình mà dạy, mà răn. Chứ đổ thừa con anh chị đến làm hư con mình thì dễ mất tình cảm gia đình lắm. Còn không thì chị nên từ chối nhận các cháu đến nhà mình luôn, thà mất lòng trước được lòng sau.