Khi nói đến việc nên bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa, có lẽ suy nghĩ đầu tiên của nhiều người cho rằng, 2 cách này đều giống nhau và nó không ảnh huổng gì cả. Thực tế hoàn toàn không phải vậy!

Chính quan điểm xem nhẹ vấn đề này dẫn tới nhiều gia đình đang thực hiện sai gây ảnh hưởng cho sức khỏe, thiết bị làm lạnh mà không hề hay biết!

Chúng ta sẽ thường thấy trong thực tế, nhiều người đều có thói quen đóng kín cửa phòng rồi bật điều hòa (máy lạnh) vì nghĩ rằng làm như vậy để tiết kiệm điện, ngăn không cho hơi lạnh từ điều hòa thoát ra bên ngoài và giúp làm mát nhanh chóng hơn cho căn phòng của mình!

Thật ra, đây lại là sai lầm rất lớn. Bởi vì sau khi đóng tất cả các cửa căn phòng sẽ trở thành một môi trường kín. Điều hòa không khí làm mát thông qua sự tuần hoàn liên tục của hệ thống lạnh. Trên đồ đạc, ga trải giường trong phòng chắc chắn có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu đóng chặt cửa ra vào, cửa sổ thì những bụi bẩn này sẽ luân chuyển trong phòng không thể thải ra bên ngoài. Hít thở không khí như vậy không tốt cho cơ thể.

hình ảnh

Cách đúng nhất được các chuyên gia khuyên là nên đóng cửa sau 10 phút bật điều hòa, ảnh: dSD

Cách bật điều hòa đúng là để chạy trong 10 phút, sau đó mới đóng cửa. Bằng cách này, trong quá trình hoạt động của máy điều hòa, một số bụi, vi khuẩn sẽ được thải ra bên ngoài để không khí trong lành có thể tràn vào phòng.

Ngoài ra, một lưu ý quan trọng nữa mà thường mọi người không để tâm đó là chúng ta cũng cần thường xuyên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để trao đổi không khí, bởi ở trong một không gian tương đối kín trong thời gian dài sẽ khiến chất lượng không khí kém đi.

Cụ thể là sau khi bật điều hòa trong ba giờ, không khí trong phòng không còn trong lành. Sau 6 giờ, không khí trong phòng sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đặc biệt, để tiết kiệm tiền điện, mùa hè nhiều thành viên trong gia đình dồn về một phòng, có quá nhiều người sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Vì vậy, cách tốt nhất là cứ khoảng 3 giờ lại mở cửa thông gió một lần để làm sạch không khí!

Nếu không thể thông gió kịp thời vào ban đêm, chúng ta cũng có thể chừa một khe hở để không khí lưu thông trong phòng thuận lợi. Điều này sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn, song sẽ giúp không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, khi sử dụng điều hòa, để tránh tình trạng không khí trong phòng quá khô, nên đặt một chậu nước sạch. Điều này là do điều hòa ngưng tụ độ ẩm trong không khí thành nước trong quá trình làm mát, sau đó thải ra ngoài, dẫn đến độ ẩm trong nhà giảm xuống.

Nhiều người nằm trong phòng điều hòa lâu sẽ cảm thấy cổ họng khô rát, thậm chí có người còn bị chảy máu mũi, đó là do không khí quá khô. Đặt một chậu nước trong phòng điều hòa là vô cùng cần thiết giúp giảm tình trạng này và bảo vệ đường hô hấp tốt hơn.

hình ảnh

Dùng điều hòa đúng cách để tiết kiệm điện và tốt cho sức khỏe, ảnh: dSD

Những sai lầm khi dùng điều hòa nên tránh

Thứ nhất: Cố chỉnh nhiệt độ thấp để làm mát nhanh

Nhiều người sử dụng khi mới mở điều hòa thường cài đặt mức nhiệt thấp nhất có thể vì cho rằng như vậy sẽ nhanh mát hơn. Tuy nhiên, thực tế việc để 16 hay 24 độ ban đầu thì tốc độ làm lạnh là như nhau.

Số chỉ nhiệt độ trên điều khiển không có nghĩa là độ lạnh của luồng gió, mà là giới hạn để điều hòa tự nhận biết khi nào là đủ và giảm cường độ làm lạnh. Chẳng hạn khi đặt mức 20 độ C, điều hòa sẽ coi đó là mức nhiệt mục tiêu, đến khi phòng đủ lạnh sẽ tự giảm gió để duy trì nguyên trạng.

Nếu ngay từ đầu bạn đã bắt điều hòa phải hoạt động hết công suất ở mức mục tiêu 16 độ C mà không chỉnh lại, qua thời gian chính máy móc trong điều hòa sẽ tự trở nên quá lạnh và giảm hiệu suất làm việc. Vừa kém hiệu quả lại vừa hại tuổi thọ điều hòa cùng hóa đơn điện.

Thứ hai: Tắt bật điều hòa liên tục để tiết kiệm điện

Việc tắt điều hòa sau khi phòng đã đủ mát và bật lại để tiết kiệm điện cũng là sai lầm phổ biến của nhiều người. Thực tế, máy lạnh bao gồm dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng tiêu thụ điện nhiều hơn, chiếm 95% tổng công suất máy lạnh. Thời gian khởi động cũng là lúc toàn bộ hệ thống máy lạnh làm việc để giảm nhiệt độ phòng.

Khi độ lạnh đạt yêu cầu, dàn nóng sẽ dừng, chỉ còn quạt gió và động cơ đảo gió tiếp tục vận hành. Các máy lạnh đời mới đều được trang bị tính năng ngắt tự động này nên bạn không cần chủ động bật/ tắt máy lạnh gây tiêu thụ điện năng gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh.

Thứ ba: Lười vệ sinh điều hòa

Bất kể là loại điều hòa có chức năng lọc chất bẩn trong không khí hay điều hòa thông thường, chúng cũng đều giữ lại một phần bụi bẩn và cả hơi ẩm khi hút khí vào để làm lạnh. Chất bẩn đọng lại có thể tiếp tục bị phân tán theo luồng khí tỏa ra bất cứ lúc nào, còn hơi ẩm sẽ gây ra mốc, gỉ sét bên trong hệ thống điều hòa khi ngưng tụ kéo dài quá lâu, vừa giảm tuổi thọ và hiệu năng, vừa tốn điện.

Ngoài ra, độ bền của điều hòa đi xuống sẽ khiến bộ phận đựng chất xúc tác làm lạnh có thể bị rò rỉ, hòa lẫn vào không khí xung quanh.