Người dì có phần quá quắt nhưng cậu sinh viên này cũng chưa khéo léo trong cách xử sự. Là dòng họ với nhau, đâu cần phải thẳng thừng như vậy.

Vì djch bệnh nên cậu sinh viên Bách Khoa sau đây phải ở nhà dài ngày. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, cậu bạn này nhận làm gia sư cho trẻ em trong xóm. Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như người dì đã không sang nhà ngỏ ý muốn cậu dạy kèm cho 2 em. Khi nghe giá tiền công, người dì này phản ứng gay gắt và đi nói xấu cậu với cả xóm.

Câu chuyện được chính cậu sinh viên Bách Khoa chia sẻ lại như sau:

"Bị chửi là tham tiền khi không chịu dạy học cho em họ.

Mình học năm nhất Bách khoa, năm nay djch nên ở nhà cũng nhiều. Thấy mình ở nhà dì liền dỗ ngọt:

- Tú ơi, cháu ở nhà đúng không? Cháu dạy em Minh với em Thắng nhà dì học Toán nhé.

- Dạ cháu ở nhà nhưng vẫn dạy thêm ạ. Dạy 2 em 2 tiếng là 350 nghìn dì nhé.

Dì mình liền đổi ngay thái độ sang móc mỉa: Cháu là anh mà không thương em à. Hai em học dốt dì mới phải nhờ đến cháu, dạy có tí tẹo mà còn đòi tiền! Tí tuổi đầu đã tham lam thế sau này làm được trò trống gì?

Và thế là hết. Giờ dì của mình đang đi rêu rao, khóc lóc khắp nơi là mình tham tiền, không có tình anh em ruột thịt".

hình ảnh

Tin nhắn giữa 2 dì cháu và lời từ chối thẳng thắn từ cậu sinh viên Bách Khoa. Ảnh Vetgiaitri

Cư dân mạng bày tỏ quan điểm của mình:

- Dì bạn dở hơi và bạn cũng khó tính chẳng kém. Có rất nhiều cách phản ứng khéo léo trong trường hợp này. Bạn thì cứ nhảy lên đòi sòng phẳng trước, dì bạn cũng gắt gỏng nên cả hai nay mai khó nhìn mặt nhau lắm

- Công sức mình đi học lấy kiến thức, vì nghỉ djch phải ở nhà học online. Cô mình đến bảo dạy em họ, mình không đồng ý thì bảo mình thâm hiểm này nọ. Lý do chính của mình là vì yêu cầu dạy miễn phí nên không nhận. Càng là người thân thì lại càng nên rạch ròi những chuyện tế nhị như này.

- Người cháu từ chối là đúng, đã động đến lao động và tiền bạc là phải sòng phẳng. Tiền bạc là tiền bạc, ví dụ nhà tôi bán xe không có nghĩa là cả họ mỗi nhà được cái xe miễn phí. Bản thân mình dạy cháu họ cũng lấy giá chuẩn như bên ngoài, đúng là 300 nghìn/giờ. Ai cũng lao động free hết thì sống bằng gì?

Rõ ràng là việc giúp ai đó dù nhiều hay ít cũng phải xuất phát từ sự tự nguyện xuất phát từ tâm của họ chứ không phải là vì tác nhân bên ngoài. Trong chuyện này cậu sinh viên không sai khi ngay từ đầu đưa ra giá dạy học cho 2 em. Người dì có thể đồng ý hoặc không nhưng việc đưa ra giá như thế này vừa sòng phẳng rõ ràng, vừa để người dì thấy rằng mình không thể làm không công chỉ vì mang tiếng là “anh em họ” với con của dì. Lần này là dạy thêm, không biết lần sau sẽ còn những gì nữa. Nếu chỉ đơn giản là giúp đỡ thì không nói, còn những người chỉ biết lợi dụng mối quan hệ mà chuộc lợi thì không nên nhân nhượng, dù đó là người thân trong nhà.

hình ảnh

Ảnh trái minh họa, doisongphapluat

Bên cạnh đó, kiến thức mà cậu bạn này có được là do quá trình học tập, rèn luyện, đó cũng là công sức lao động. Vì vậy, dạy giùm hay lấy tiền là tùy cậu, không ai có quyền được ý kiến và cậu xứng đáng nhận được số tiền xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Thế nhưng người dì lại không nghĩ như vậy. Bà chỉ muốn cậu sinh viên dạy giùm 2 đứa con bà, không được thì bà rêu rao khắp xóm rằng cậu tham tiền. Rõ ràng trong chuyện này cậu sinh viên quá thẳng thắn khi nói lên quan điểm của mình nhưng cậu không sai. Người dì cũng vì tham lam, không muốn bỏ tiền cho con học nên mới tức giận như vậy. Cuộc sống này bớt nhờ vả, bớt ăn vạ đi.