Thèm ăn và cảm giác muốn ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn sau khi tiêm vắc xin nCoV. Nghe thì rất vô lý tưởng như hài hước nhưng thật ra lại hoàn toàn có thật. Mấy ngày nay trên mạng xã hội một số người cũng phản ánh cảm giác này sau khi đi tiêm vắc xin về.

Thông thường, ai cũng biết tiêm vắc xin nCoV sẽ có thể gây ra một số phản ứng phụ, ví dụ như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn, đau cánh tay, mệt mỏi. Thế nhưng ở một số người lại bỗng dưng có cảm giác thèm ăn sau chủng, cảm giác này được miêu tả giống như khi mới khỏi ốm và có thể ăn nhiều hơn bình thường. 

Tại sao lại như vậy? 

Cảm giác khác biệt này có liên quan gì đến việc tạo ra kháng thể của vắc xin không và vì sao lại vậy? Hơn nữa loại vắc xin nào sẽ gây phản ứng phụ như vậy sau khi tiêm. Các chuyên gia đã giải thích về hiện tượng này trên báo rồi đấy mọi người ạ.

hình ảnh

Vắc xin nCoV. Ảnh minh họa/Nguồn: VNN

Tiêm vắc xin nCoV xong, một số người mệt mỏi nhưng không ít người chỉ cảm thấy đói, khát hơn thường lệ

Theo thông tin báo chí đăng tải, người đầu tiên có cảm giác khác biệt này chính là phóng viên Beth Teitell của tờ Boston Globe. Sau mũi tiêm Moderna thứ 2, cô bỗng cảm thấy rất muốn ăn pizza. Và khi tìm hiểu thêm, cô Globe còn phát hiện ra rất nhiều người khác cũng có cảm giác giống mình.

Người thứ 2 là nhà văn Roz Cummings, sống ở thành phố Watertown (bang Massachusetts): “Tôi đang ở nhà, ngồi vào bàn làm việc và đột nhiên tôi muốn ăn món lẩu phô mai”.

Tiếp theo là Toni Lansbury, làm trong lĩnh vực quảng cáo cũng chia sẻ: “Tôi đã ăn rất nhiều mì ống”. Trong khi đó, Shruthi Mahalingaiah, giảng dạy tại Trường Y tế Cộng cộng, lại có cảm giác muốn ăn món có vị đậm đà. Vì thế khi còn đang nằm trên giường, cô đã đặt mua ngay đồ Thái.

Mặc dù cảm giác thèm ăn xuất hiện ở nhiều người sau tiêm vắc xin nCoV, nhưng chưa được ghi nhận chính thức nên hầu hết mọi người đều nghĩ đó là cảm giác mang tính cá nhân.

Đặc biệt là đối với 3 loại vắc xin được sử dụng ở Mỹ gồm Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson, sau khi tiêm xong, cũng có một số người phản ánh rằng họ cảm thấy đói, khát hơn thường lệ.

hình ảnh

Một số người ăn nhiều hơn sau khi tiêm vắc xin nCoV. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Các chuyên gia nói gì?

Theo Bác sĩ Mahalingaiah, hiện chưa có nghiên cứu nào về cảm giác thèm ăn sau tiêm vắc xin nCoV. Dù vậy, họ cũng đưa ra những giải thích dựa trên căn cứ khoa học.

Tiến sĩ Paul Sax, Giám đốc lâm sàng của Khoa Các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Brigham and Women cũng cho biết: “Tôi đã nghe nói về cảm giác thèm ăn sau khi tiêm chủng và cả tình trạng ngược lại, tức là có những người không muốn ăn bất cứ thứ gì”.

“Tôi ước gì có thể cho bạn biết chính xác những gì đang xảy ra với họ, nhưng thực tế là chưa ai biết”, ông Sax nói thêm. 

Tuy nhiên chuyên gia này giải thích rằng, có mối liên hệ rõ ràng giữa việc kích hoạt hệ thống miễn dịch - vốn là chức năng của vắc xin - và sự thay đổi cảm giác thèm ăn.

Theo chuyên gia này, đây có thể do sự gia tăng các cytokine, chất hóa học có trong máu do hệ miễn dịch tiết ra để chống lại nhiễm trùng hoặc phản ứng với vắc xin.

Tiến sĩ Sax cũng đưa ra một ví dụ không liên quan tới vắc xin như sau: Khi hệ miễn dịch được kích hoạt do nhiễm cúm hoặc bệnh đường tiêu hóa, cảm giác thèm ăn sẽ bị giảm đi đáng kể. Sau đó nó sẽ khá nhanh khi hồi phục, lúc này mọi người thường có cảm giác đói cồn cào và thèm ăn.

Chuyên gia về sức khỏe phụ nữ Mahalingaiah lại ví cảm giác thèm ăn mặn sau khi tiêm vắc xin nCoV với cảm giác thèm ăn trước khi có "đèn đỏ". Điều này là bởi sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể đổ mồ hôi vì sốt sẽ cố gắng bù nước, muối và các khoáng chất khác đã mất.

Còn theo bác sĩ Brian Chow, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Tufts lại nhận định, mỗi người có thể thèm ăn đồ khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, thói quen nhưng cuối cùng thứ họ thực sự muốn là muối.

Trên đây là nhận định và lý giải của các chuyên gia về hiện tượng có nhiều người thèm ăn tăng lên sau khi tiêm vắc xin nCoV mình đọc được trên báo nên chia sẻ lại. Mặc dù có nhiều phản ứng phụ khó chịu, nhưng mọi người hãy cố gắng vượt qua vì tới thời điểm này vắc xin vẫn là biện pháp tốt nhất giúp các F0 tránh nguy cơ bệnh nặng và qua đời.

Nguồn: Tổng hợp